Tu lieu day hoc
Chia sẻ bởi Nông Bảo Chính |
Ngày 16/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: tu lieu day hoc thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
Bài 1
VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
A) NGƯỜI TÌM RA HỆ MẶT TRỜI
... Nicôlai Côpécníc là nhà thiên văn vĩ đại người Ba Lan (1473 – 1543). Ông ra đời chính trong thời đại mà ai cũng tin rằng Trái Đất là trung tâm của Vũ trụ... Đó chính là nội dung của Thuyết "Địa tâm hệ" do học giả Hy Lạp cổ Pôlêmê nêu ra...
Học thuyết này được gọi là thuyết Địa tâm và đã được nhà thờ chấp nhận trong suốt 15 thế kỉ, vì nó thích hợp với ý nghĩ của giáo hội thời Trung cổ ...
Sau gần 40 năm quan sát và tính toán đối với bầu trời sao, đặc biệt là đối với sự chuyển động của các hành tinh, Côpécníc đã nêu ra một học thuyết mới về Vũ trụ
– Học thuyết "Nhật tâm hệ". Học thuyết được nêu ra năm 1543 trong tác phẩm "Bàn về sự chuyển động của các thiên thể"...
Học thuyết này cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ (hệ Mặt Trời). Phát kiến của Côpécníc là dấu chấm hết cho thuyết Địa tâm hệ, là đòn giáng mạnh vào quan niệm sai lầm về Vũ trụ của tôn giáo, nên thời đó học thuyết của ông không được chấp nhận và ông bị giáo hội phản động La Mã trả thù, đàn áp.
Nhưng sự thật cuối cùng vẫn thắng, "Hệ nhật tâm" của Côpécníc là một bước nhảy vọt vĩ đại trong quá trình con người nhận thức Vũ trụ. Chính vì vậy ông được gọi là người đã tìm ra hệ Mặt Trời...
B) HỆ MẶT TRỜI LÀ GÌ ?
Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể trong Vũ Trụ, gôm có Mặt Trời và rất nhiều loại thiên thể khác quanh chung quanh: 8 hành tinh, 61 vệ tinh và vô số các tiểu hành tinh, các sao chổi, các thiên thạch...
Mặt Trời là một ngôi sao, một thiên thể trên bầu trời có khả năng phát sáng nhờ những phản ứng nhiệt hạch xảy ra bên trong.
Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời. Các hành tinh này đều chuyển động quanh Mặt Trời. Nếu tính từ gần đến xa Mặt trời các hành tinh xếp theo thứ tự sau:
Thuộc nhóm tiểu hành tinh Thuộc nhóm đại hành tinh
1– Sao Thuỷ 5– Sao Mộc
2– Sao Kim 6– Sao Thổ
3– Trái Đất 7– Sao Thiên Vương
4– Sao Hoả 8– Sao Hải Vương
I. NHÓM TIỂU HÀNH TINH:
1. Sao Thuỷ (Mercury)
Đường kính Sao Thuỷ : 4878 km, tỉ trọng : 5,45 gam/cm3. Năm trên Sao Thuỷ bằng 88 ngày Trái Đất. Sao Thuỷ có tỉ trọng lớn nhất so với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời vì Sao Thuỷ ở gần Mặt Trời nhất nên những chất nhẹ đều bị Mặt trời “thổi ra” xa và Sao Thuỷ như vậy được cấu tạo chủ yếu bằng kim loại và silic.
Vì ở gần Mặt Trời nhất (khoảng cách 58 triệu km) nên Sao Thuỷ nhận được một năng lượng nhiều gấp 7 lần Trái Đất, nhiệt độ ban ngày lên tới 430oC. Với nhiệt độ như vậy thì không một máy móc, sinh vật nào có thể đổ bộ lên Sao Thuỷ. Trong khi ở bên phía khuất ánh nắng Mặt Trời, đêm nhiệt độ hạ dưới – 183oC.
Sao Thuỷ tự quay rất chậm so với Trái Đất và phải mất 58,6 ngày đêm (Trái Đất) mới hết một vòng. Nh- vậy thời gian chiếu sáng một ngày trên Sao Thuỷ gần bằng một tháng trên Trái Đất. Sở dĩ Sao Thuỷ có vận tốc tự quay không lớn vì nó là một hành tinh nặng, cấu tạo phần lớn là kim loại. Mặt khác, do gần Mặt Trời nên lực hút của Mặt Trời lớn, có tác dụng cản chuyển động tự quay của Sao Thuỷ. Ngược lại, một năm của Sao Thuỷ chỉ bằng 1/4 thời gian năm của Trái Đất vì vận tốc quay quanh Mặt Trời của Sao Thuỷ lớn hơn so với Trái Đất và quỹ đạo quay quanh Mặt Trời cũng ngắn hơn do ở gần Mặt Trời (so với Trái Đất). Trên Sao Thủy hầu như không có khí quyển nên dù là ban ngày, bầu trời vẫn một màu đen...
2. Sao Kim (Venus)
Sao Kim (còn gọi là Sao Hôm, Sao Mai) có đường kính 12.101km. Tỉ trọng : 5,25 gam/cm3. Một năm trên Sao Kim bằng 225 ngày trên Trái Đất. Lớp khí quyển Sao Kim dày đặc và thành phần CO2 chiếm tới 95%, nitơ 4%. Do đó, áp suất khí quyển trên Sao Kim rất lớn tới 90 atm, gấp 90 lần áp suất khí quyển Trái Đất.
Khí CO2 có tác dụng giữ nhiệt, do đó nhiệt độ Sao Kim vào ban ngày nóng tới 575oC (mặc dầu Sao Kim cách Mặt Trời 108 triệu km).
3. Trái Đất
Kích thước Trái Đất (có dạng
VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
A) NGƯỜI TÌM RA HỆ MẶT TRỜI
... Nicôlai Côpécníc là nhà thiên văn vĩ đại người Ba Lan (1473 – 1543). Ông ra đời chính trong thời đại mà ai cũng tin rằng Trái Đất là trung tâm của Vũ trụ... Đó chính là nội dung của Thuyết "Địa tâm hệ" do học giả Hy Lạp cổ Pôlêmê nêu ra...
Học thuyết này được gọi là thuyết Địa tâm và đã được nhà thờ chấp nhận trong suốt 15 thế kỉ, vì nó thích hợp với ý nghĩ của giáo hội thời Trung cổ ...
Sau gần 40 năm quan sát và tính toán đối với bầu trời sao, đặc biệt là đối với sự chuyển động của các hành tinh, Côpécníc đã nêu ra một học thuyết mới về Vũ trụ
– Học thuyết "Nhật tâm hệ". Học thuyết được nêu ra năm 1543 trong tác phẩm "Bàn về sự chuyển động của các thiên thể"...
Học thuyết này cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ (hệ Mặt Trời). Phát kiến của Côpécníc là dấu chấm hết cho thuyết Địa tâm hệ, là đòn giáng mạnh vào quan niệm sai lầm về Vũ trụ của tôn giáo, nên thời đó học thuyết của ông không được chấp nhận và ông bị giáo hội phản động La Mã trả thù, đàn áp.
Nhưng sự thật cuối cùng vẫn thắng, "Hệ nhật tâm" của Côpécníc là một bước nhảy vọt vĩ đại trong quá trình con người nhận thức Vũ trụ. Chính vì vậy ông được gọi là người đã tìm ra hệ Mặt Trời...
B) HỆ MẶT TRỜI LÀ GÌ ?
Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể trong Vũ Trụ, gôm có Mặt Trời và rất nhiều loại thiên thể khác quanh chung quanh: 8 hành tinh, 61 vệ tinh và vô số các tiểu hành tinh, các sao chổi, các thiên thạch...
Mặt Trời là một ngôi sao, một thiên thể trên bầu trời có khả năng phát sáng nhờ những phản ứng nhiệt hạch xảy ra bên trong.
Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời. Các hành tinh này đều chuyển động quanh Mặt Trời. Nếu tính từ gần đến xa Mặt trời các hành tinh xếp theo thứ tự sau:
Thuộc nhóm tiểu hành tinh Thuộc nhóm đại hành tinh
1– Sao Thuỷ 5– Sao Mộc
2– Sao Kim 6– Sao Thổ
3– Trái Đất 7– Sao Thiên Vương
4– Sao Hoả 8– Sao Hải Vương
I. NHÓM TIỂU HÀNH TINH:
1. Sao Thuỷ (Mercury)
Đường kính Sao Thuỷ : 4878 km, tỉ trọng : 5,45 gam/cm3. Năm trên Sao Thuỷ bằng 88 ngày Trái Đất. Sao Thuỷ có tỉ trọng lớn nhất so với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời vì Sao Thuỷ ở gần Mặt Trời nhất nên những chất nhẹ đều bị Mặt trời “thổi ra” xa và Sao Thuỷ như vậy được cấu tạo chủ yếu bằng kim loại và silic.
Vì ở gần Mặt Trời nhất (khoảng cách 58 triệu km) nên Sao Thuỷ nhận được một năng lượng nhiều gấp 7 lần Trái Đất, nhiệt độ ban ngày lên tới 430oC. Với nhiệt độ như vậy thì không một máy móc, sinh vật nào có thể đổ bộ lên Sao Thuỷ. Trong khi ở bên phía khuất ánh nắng Mặt Trời, đêm nhiệt độ hạ dưới – 183oC.
Sao Thuỷ tự quay rất chậm so với Trái Đất và phải mất 58,6 ngày đêm (Trái Đất) mới hết một vòng. Nh- vậy thời gian chiếu sáng một ngày trên Sao Thuỷ gần bằng một tháng trên Trái Đất. Sở dĩ Sao Thuỷ có vận tốc tự quay không lớn vì nó là một hành tinh nặng, cấu tạo phần lớn là kim loại. Mặt khác, do gần Mặt Trời nên lực hút của Mặt Trời lớn, có tác dụng cản chuyển động tự quay của Sao Thuỷ. Ngược lại, một năm của Sao Thuỷ chỉ bằng 1/4 thời gian năm của Trái Đất vì vận tốc quay quanh Mặt Trời của Sao Thuỷ lớn hơn so với Trái Đất và quỹ đạo quay quanh Mặt Trời cũng ngắn hơn do ở gần Mặt Trời (so với Trái Đất). Trên Sao Thủy hầu như không có khí quyển nên dù là ban ngày, bầu trời vẫn một màu đen...
2. Sao Kim (Venus)
Sao Kim (còn gọi là Sao Hôm, Sao Mai) có đường kính 12.101km. Tỉ trọng : 5,25 gam/cm3. Một năm trên Sao Kim bằng 225 ngày trên Trái Đất. Lớp khí quyển Sao Kim dày đặc và thành phần CO2 chiếm tới 95%, nitơ 4%. Do đó, áp suất khí quyển trên Sao Kim rất lớn tới 90 atm, gấp 90 lần áp suất khí quyển Trái Đất.
Khí CO2 có tác dụng giữ nhiệt, do đó nhiệt độ Sao Kim vào ban ngày nóng tới 575oC (mặc dầu Sao Kim cách Mặt Trời 108 triệu km).
3. Trái Đất
Kích thước Trái Đất (có dạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nông Bảo Chính
Dung lượng: 89,72KB|
Lượt tài: 3
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)