Từ bài toán đến chương trình(t3)

Chia sẻ bởi Võ Ngọc Dũng An | Ngày 14/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: từ bài toán đến chương trình(t3) thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tuần: Ngày soạn:
Tiết:

BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt).
Mục tiêu
Kiến thức:
Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.
Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.
Phương pháp:
Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm có mấy bước?
Câu 2: Nêu thuật toán của bài toán “giải phương trình bậc nhất dạng bx+c=0”.
Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đổi giá trị của hai biến
X và y.
GV: Gọi HS đọc ví dụ.
HS: Đọc ví dụ.
GV: Gọi học sinh xác định bài toán ví dụ 4.
HS: Input: Hai biến x và y có giá trị tương ứng là a và b.
Output: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.
GV: Giả sử cô có 2 hộp, mỗi hộp chỉ chứa được 1 viên phấn, hộp 1 đựng viên phấn trắng, hộp 2 đựng viên phấn vàng, cô muốn chuyển viên phấn vàng ở hộp 2 sang hộp 1 và viên phấn trắng ở hộp 1 sang hộp 2. Để làm được điều đó cô phải lấy thêm 1 hộp rỗng làm trung gian.
Bước 1: cô chuyển viên phấn trắng ở hộp 1 sang hộp trung gian.
Bước 2: cô chuyển viên phấn vàng ở hộp 2 sang hộp 1.
Bước 3: cô chuyển viên phấn trắng ở hộp trung gian sang hộp 2.
Cô đặt tên cho 3 hộp của chúng ta là x, y, z. 1 HS hãy cho biết các bước hoán đổi 2 viên phấn?

Một số ví dụ về thuật toán.
Ví dụ 4: Đổi giá trị của hai biến x và y.
Input: Hai biến x và y có giá trị tương ứng là a và b.
Output: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.
Bước 1: z ( x;
Bước 2: x ( y;
Bước 3: y ( z;



HS: Bước 1: z ( x;
Bước 2: x ( y;
Bước 3: y ( z;
Hoạt động 2: Thuật toán tìm số lớn nhất trong dãy số.
GV: Gọi học sinh đọc đề bài.
HS: Đọc bài.
GV: Gọi HS xác định bài toán ví dụ 6.
HS: Input: Dãy A các số a1, a2,..., an.
Output: Giá trị max = max{ a1, a2,..., an}
GV: Cách giải bài toán này như sau: đầu tiên gọi max là biến nhớ chứa số lớn nhất. Vì chưa biết số nào lớn nhất trong dãy số đã cho nên cô gán giá trị đầu tiên trong dãy số cho biến max và đem biến max này lần lượt đi so sánh với các số còn lại trong dãy số. Nếu giá trị trong dãy số lớn hơn max cô sẽ gán lại giá trị cho max là số đó.
Giả sử các số đã được lưu trong các ô nhớ theo đúng thứ tự a1, a2, a3,....
HS:
Bước 1: max ( a1; i ( 1.
Bước 2: i ( i+1;
Bước 3: Nếu i>n, chuyển đến bước 5.
Bước 4: Nếu ai > max, max ( ai, quay lại bước 2.
Bước 5: Xuất ra max và Kết thúc thuật toán.

Hoạt động 3: So sánh hai số thực a và b.
GV: Gọi Hs đọc ví dụ.
HS: Đọc vd.
GV: Gọi HS xác định bài toán.
HS: input: hai số thực a và b.
Output: Kết quả so sánh.
GV: Gọi HS lên thực hiện so sánh.
HS:
Bước 1: Nếu a > b, kết quả là “a lớn hơn b”.
Bước 2: Nếu a < b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; Ngược lại, kết quả là “a bằng b”
Bước 3: Kết thúc thuật toán.
GV: Nếu thử lại các bước với a = 6 và b = 5, ta sẽ thấy sau bước 1 ta có kết quả là gì?
HS: a lớn hơn b.
GV: Sau khi thực hiện bước 1 thuật toán tiếp tục thực hiện sang bước 2. Lúc này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Ngọc Dũng An
Dung lượng: 244,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)