Trimhf bày sáng kiến kinh nghiệm môn địa

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuyên | Ngày 28/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Trimhf bày sáng kiến kinh nghiệm môn địa thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục huyện Ứng Hòa
Trường THCS Trường Thịnh
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả khai thác lược đồ, bản đồ trong dạy học địa lí lớp 9
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Hạnh
A. Ph?n m? d?u
B. Ph?n n?i dung
C. Ph?n k?t qu?- ki?n d? ngh?
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
- Trong chương trình địa lí ở nhà trường THCS, kênh hình có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc dạy học.
-Việc khai thác tốt bản đồ, lược đồ trong SGK sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận thức được các sự vật, hiện tượng địa li, thiết lập được các mối quan hệ nhân quả từ nội dung bài học.
- Trong quá trình giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh việc khai thác bản đồ, lược đồ nhằm đạt mục tiêu bài học còn rất kém hiệu quả. Giáo viên phần lớn coi đó như một phương tiện, mang tính chất minh họa nội dung bài học chứ chưa thực sự biết cách khai thác nguồn tri thức lớn trong những kênh hình đó.
2. Mục đích của đề tài
- Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng bản đồ, lược đồ cho giáo viên.
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức từ kênh hình trong SGK và các nguồn khác tốt hơn.
3. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng lược đồ, bản đồ trong dạy học Địa lí 9.
- Đưa ra những nguyên tắc chung trong khai thác và sử dụng lược đồ, bản đồ.
4. Đối tượng, phạm vi và giá trị nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn Địa lí.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn trong việc tạo kĩ năng phân tích bản đồ,lược đồ
* Giá trị sử dụng:
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp bản đồ, lược đồ trong giảng dạy môn Địa lí.
- Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua bản đồ, lược đồ.
Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận của đề tài
- Công cuộc đổi mới đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục, phải “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”
- Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học, gồm: Giáo viên - học sinh - phương tiện dạy học.
Vì vậy, vai trò của phương tiện dạy học càng trở nên hết sức quan trọng và có vị trí khá quyết định trong hoạt động nhận thức của học sinh.
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
- Trong bộ môn Địa lí ở nhà trường Trung học cơ sở hiện nay việc hình thành các kĩ năng khai thác lược đồ, bản đồ như một nguồn tri thức của các giáo viên cho học sinh vẫn còn nhiều hạn chế.
- Ở học sinh thì kĩ năng khai thác còn yếu, học sinh còn lúng túng khi sử dụng bản đồ, lược đồ, kể cả khai thác kiến thức trong sách giáo khoa.
Việc hình thành kĩ năng khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ và cả kiến thức sách giáo khoa rất quan trọng trong quá trình dạy và học.
- Cấu trúc của chương trình và sách giáo khoa Địa lí 9 có sử dụng nhiều các bản đồ, lược đồ.
N�NG CAO HI?U QU? KHAI TH�C LU?C D?, B?N D?TRONG GI?NG D?Y D?A Lớ 9
1.Vai trò của lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa Địa
- Lược đồ, bản đồ là phương tiện trực quan của giáo viên, là nguồn tri thức quan trọng của học sinh. Nó có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn khi sách giáo khoa chưa trình bày đến nó.
- Lược đồ, bản đồ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với tri thức mới, dễ hình thành nên các biểu tượng trực quan của Địa lí, tăng năng suất làm việc của giáo viên, giảm thiểu tính chất giảng dạy mang tính thông báo một chiều
CHƯƠNG II
2. Thực trạng sử dụng lược đồ, bản đồ sách giáo khoa trong giảng dạy tại trường Trung học cơ sở
- Hiện tại còn nhiều giáo viên dạy chéo môn do đó thiếu kỹ năng và phương pháp đặc trưng của bộ môn

- Giáo viên chưa khai thác hết tác dụng của bản đồ, lược đồ. sử dụng bản đồ, lược đồ chưa đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp sử dụng, hoặc sa đà vào phân tích tranh ảnh trên phương diện nghệ thuật.
- Có tình trạng lên lớp rồi mới tiếp xúc với bản đồ, lược đồ nên trong quá trình giảng dạy rất khó khai thác kiến thức. Hoặc bỏ qua bản đồ, lược đồ chỉ chú ý đến kênh chữ…
3. Phương pháp tổ chức cho học sinh khai thác bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa
Yêu cầu của việc sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Bản đồ, lược đồ phải có hiệu quả cao
- Tập trung sử dụng bản đồ, lược đồ như một nguồn tri thức, hạn chế dùng chúng theo cách minh hoạ cho kiến thức.
- Có kế hoạch chuẩn bị trước cho bản đồ, lược đồ, tránh tình trạng lên lớp rồi mới tiếp xúc với kênh bản đồ, lược đồ.
- Khi soạn bài cũng như khi lên lớp, giáo viên cần phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chuẩn xác, rõ ràng
Giáo viên nên nắm được trình tự các bước phân tích
Khai thác kiến thức trên bản đồ,lược đồ
Phương pháp tổ chức
Phải hướng dẫn học sinh cách khai thác tri thức từ bản đồ thông qua các hình thức sau:

+ Yêu cầu học sinh quan sát, đọc thật kĩ chú giải và các ước hiệu trên bản đồ.

+ Trên bản đồ thể hiện những yếu tố gì? Yếu tố nào là trọng tâm (đó là yếu tố có liên quan đến bài học).

- Bản đồ này sử dụng mấy hình thức biểu hiện (kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, bản đồ - biểu đồ...).
4. Khai thác một số bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa Địa lí 9:
4.1 Lược đồ phân bố dân cư
4.2 Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ (Hình 23.1 SGK)
CHƯƠNG III:
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
- Ở học sinh thì kĩ năng khai thác bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa còn yếu, học sinh còn lúng túng khi sử dụng bản đồ.
- Giáo viên lên vẫn chủ yếu cung cấp kiến thức lí thuyết, chưa gắn với việc hình thành kĩ năng kĩ xảo cho học sinh
2. Kết quả thực hiện sau khi thực hiện đề tài:
Kết quả giảng dạy đại trà các lớp đều đạt trên trung bình ở, kì kiểm tra cuối năm của lớp 9 đạt kết quả khá cao.

Học sinh hứng thú học tập bộ môn Địa lí, hình thành được các kĩ năng cần thiết trong khai thác tri thức Địa lí.

Học sinh phát huy được tính tích cực trong quá trình xây dựng bài học, có khả năng phân tích, tổng hợp các vấn đề địa lí.

- Nhiều học sinh đạt kết quả cao và được công nhận là học sinh giỏi cấp huyện.
     
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Việc đổi mới phương pháp trong dạy - học Địa lí 9 là cấp thiết nhưng việc áp dụng để đạt hiệu qủa cao là cần thiết hơn
- Giáo viên cần đầu tư nghiên cứu trước khi lên lớp để mỗi tiết giảng có thể khai thác có hiệu quả kiến thức, kĩ năng cho học sinh thông qua việc khai thác có hiệu quả kênh hình, kênh chữ .
2. Một số khuyến- đề nghị

Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến việc sử dụng kênh hình trong quá trình giảng dạy như sử dụng các bản đồ, lược đồ, xem đây là phương pháp không thể thiếu .
- Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng đồng thời khuyến khích hơn nữa giáo viên nghiên cứu, sử dụng bản đồ, lược đồ các phương tiện trực quan khác trong quá trình dạy học.
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)