Tite 14-14

Chia sẻ bởi Lê Phước Hoà | Ngày 14/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: tite 14-14 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn 22/10/2009 BÀI TẬP
Tiết 13

I/ Mục tiêu:
1, Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức từ bài 1 -> bài 4.
2, Kỹ năng: Nhận biết được các lổi cơ bản của một chương trình
3, Thái độ: hứng thú, yêu thích môn học
II,/Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, sách bài tập,
Học sinh: Vở sách giáo khoa, sách bài tập
III/ Phương pháp:
1Hỏi đáp, thảo luận
IV/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

 Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết
1) Chương trình máy tình là gì?


2) Hãy cho biết các bước tạo ra chương trình máy tính?



3) Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?




4) Hãy kể tên một vài từ khoá mà em biết?

5) Một chương trình thường có mấy phần?

6) Tên trong chương trình dùng để làm gì? và cho biết cách đặt tên.






7) Các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liêu thành những kiểu nào?
8) Hãy nêu các phép toán số học trong Pascal?
9) Hãy kể một số lệnh dùng để tạm ngừng chương trình mà em biết?
10) Hãy cho biết lệnh Writeln (:n:m) được dùng để làm gì?

11) Em hãy cho biết cú pháp khai báo biến trong Pascal?
12) Hãy cho biết cú pháp lệnh gán trong Pascal?
13) Hãy cho biết lệnh Read() hay Readln () dùng để làm gì?

1) Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
2) Gồm 2 bước
- Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.
- Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
3) Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ký hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
4) Từ khoá: Program, var, begin, end, uses, const
5) Một chương trình gồm có 2 phần: Phần khai báo và phần thân chương trình.
6) Tên dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt.
Cách đặt tên: Tên phải khác nhau ứng với những đại lượng khác nhau, tên không trùng với từ khoá, không bắt đầu bằng số, không có dấu cách
7) Chữ, số nguyên, số thực
8) +, -, *, /, mod, div.
9) Delay(x)
Read hoặc Readln.
10) Được dùng để điều khiển cách in các số thực trên màn hình.
11) Var < danh sách các biến>:
12) :=
13) Read() hay Readln () dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím.

 Hoạt động 2: Làm một số bài tập ở SGK
Bài 2 (Trang13): Ta có thể viết chương trình có các câu lệnh bằng tiếng Việt, chẳng hạn “rẽ tráiđược không? Tại sao?

Bài 3 (trang 13): Cho biết sự khác nhau giữa từ khoá và tên?


Bài 2(trang 26): Dãy chữ số 2010 có thể thuộc những kiểu dữ liệu nào?


Bài 3 (Trang 26): Hãy phân biệt ý nghĩa của các câu lệnh Pascal sau đây:
Writeln5+20 =’,+5) và Writeln5+20=’,20+5)


Bài 3.6( SBT): Hãy viết các biểu thức toán học sau bằng các ký hiệu trong ngôn ngữ Pascal:
5x2 + 2x2 – 8x + 15
 c) 105 d) 
h) 

Bài 2 (T13) Không. Vì các cụm từ sử dụng trong chương trình phải được viết bằng các kí tự trong bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình.
Bài 3 (trang 13): * Tên trong chương trình là dãy các ký tự hợp lệ được lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình.
* Từ khoá (Từ dành riêng) được dùng cho các mục đích nhất định do ngông ngữ lập trình quy định, không được dùng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Bài 2 (trang 26): Biểu diễn số 2010 có thể dùng kiểu dữ liệu số nguyên, số thực, hoặc kiểu xâu ký tự. Nếu sử dụng kiểu xâu thì phải viết dãy này trong cặp dấu nháy đơn
Bài 3 (Trang 26): Writeln5+20 =’,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Hoà
Dung lượng: 57,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)