Tin tu chon 8_GA HKII(tiep theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Băng Ngọc | Ngày 17/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tin tu chon 8_GA HKII(tiep theo) thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:





A.Mục tiêu:
- Rèn luyện thành thạo thao tác cơ bản thường dùng trên trang tính.
- Tính toán sử dụng các hàm đơn giản về kiểu dữ liệu ngày tháng, thời gian ngày giờ hệ thống.
B. Phương pháp phương tiện :
- GV giảng giải, gợi mở, cho đề thực hành.
- HS thực hành trên máy.
C. Nội dung :
1.Ổn định lớp: (3’) Cho HS xếp hàng vào phòng máy, ổn định chỗ ngồi, nắm sỉ số lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ thực hành.
3.Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

Hoạt động 1: (42’)

I. Kiến thức làm bài thực hành:
1. Nhóm hàm thời gian:
a.Hàm TODAY(): Nhập ngày tháng năm hiện hành vào bảng tính.
Vd: =TODAY() sẽ cho giá trị là “ngày hôm nay” trong máy của bạn.
b.Hàm NOW(): Nhập giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm vào bảng tính.
Vd: =NOW() sẽ cho giá trị là “bây giờ”trong máy của bạn.
c.Hàm DAY: Hàm lấy giá trị ngày trong biểu thức ngày tháng.
Cú pháp:DAY(Biểu thức ngày tháng)
d. Hàm MONTH: Hàm lấy giá trị tháng trong biểu thức ngày tháng.
Cú pháp:
MONTH(Biểu thức ngày tháng)
e. Hàm YEAR.
Hàm lấy giá trị năm trong biểu thức ngày tháng.
Cú pháp:
YEAR(Biểu thức ngày tháng)
f. Hàm HOUR: Hàm lấy giá trị giờ trong biểu thức giờ.
Cú pháp:HOUR(Biểu thức giờ)
g. Hàm MINUTE: Hàm lấy giá trị phút trong biểu thức giờ.
Cú pháp: MINUTE(Biểu thức giờ)
h. Hàm SECOND: Hàm lấy giá trị giây trong biểu thức giờ.
Cú pháp: SECOND(Biểu thức giờ)
i. Hàm Weekday: Hàm lấy giá trị ngày trong tuần của biểu thức ngày tháng.
Cú pháp:
WEEKDAY(biểu thức ngày tháng)
2. Nhập dữ liệu ngày:
Khi nhập cần lưu ý:
- Nhập theo dạng Mỹ mm/dd/yy.
- Sau đó định dạng theo dạng Việt Nam bằng cách:
+ Chọn khối cần định dạng.
+ Gọi menu Format/ Cells.
+ Trong bảng Number, chọn mục Custom.
+ Gõ vào khung Type nội dung là dd/mm/yy.
- Ngày nhập đúng mặc nhiên được canh phải (Excel diễn dịch là kiểu số) và có thể tính toán được. Nếu nhập sai sẽ canh trái (kiểu chuỗi), không thể tính toán trên nó được.


Phát đề thực hành cho học sinh
Giới thiệu các hàm về thời gian.
Với từng hàm, cho HS gõ thử vào máy để thấy công dụng của nó.
Yêu cầu HS phát biểu về công dụng từng hàm.
GV chốt lại, cho HS ghi bài.
































Chúng ta đã học bao nhiêu kiểu dữ liệu cơ bản?

Ở bài thực hành số 2, ta đã làm quen với tính toán đơn giản trên kiểu dữ liệu số, nhập dữ liệu dạng văn bản và dạng ngày tháng.
Ở bài thực hành 3 này, em sẽ làm quen với tính toán trên kiểu dữ liệu ngày tháng. Để tính toán được, ta phải nhập ngày tháng đúng kiểu.
GV giới thiệu cách nhập dữ liệu dạng ngày tháng.


Nhận đề.

Gõ vào máy.

Trả lời câu hỏi.

Ghi bài.
































4 kiểu: văn bản, số, ngày tháng năm, tổng quát.








Lắng nghe, nhắc lại, thực hiện trên máy, ghi bài.

Hoạt động 2: (35’)

II. Làm bài thực hành:
Thực hiện theo yêu cầu bài thực hành.


GV theo dõi, hướng dẫn thêm (nếu cần).

HS thực hiện bài thực hành trên máy.

 4. Củng cố:(9’)
- Hôm nay chúng ta đã biết được bao nhiêu hàm về thời gian?
( 9 hàm: Now(), Today(), Hour(biểu thức giờ), Minute(biểu thức giờ), Second(biểu thức giờ), Day(biểu thức ngày tháng), month(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Băng Ngọc
Dung lượng: 1,92MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)