TIN HỌC 8

Chia sẻ bởi Đặng Văn Cư | Ngày 14/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: TIN HỌC 8 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Bài: 3 Tiết: 7-8
Tuần: 4 CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
Ngày dạy:
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
HS biết một số kiểu dữ liệu và các phép toán với các kiểu dữ liệu .
1.2 Kỹ năng:
HS viết được một biểu thức toán, so sánh dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình pascal và câu lệnh xuất, nhập dữ liệu.
1.3. Giáo dục:
HS tích cực tư duy chiếm lĩnh kiến thức mới.
2.Trọng tâm: Các phép toán trong chương trình pascal
3.Chuẩn bị :
3.1-GV : phòng máy
3.2-HS: kiến thức phần hướng dẫn tự học ở nhà tiết 5+6
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
- Kiểm diện học sinh: Lớp 8a1: …… Lớp 8a2:…… Lớp 8a3:………
4.2. Kiểm tra miệng
4.3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

TIẾT 7
HOẠT ĐỘNG 1 : Học sinh tìm hiểu về dữ liệu và kiểu dữ liệu.

GV : Nêu tình huống để gợi ý về dữ liệu và kiểu dữ liệu.
GV : Đưa lên màn hình ví dụ 1 SGK.
HS : Quan sát để phân biệt được hai loại dữ liệu quen thuộc là chữ và số.



GV : Ta có thể thực hiện các phép toán với dữ liệu kiểu gì ?
HS : Nghiên cứu SGK trả lời với kiểu số.
GV : Còn với kiểu chữ thì các phép toán đó không có nghĩa.

GV : Theo em có những kiểu dữ liệu gì ? Lấy ví dụ cụ thể về một kiểu dữ liệu nào đó.
HS : Nghiên cứu SGK và trả lời trên bảng phụ.
GV : Chốt trên màn hình 3 kiểu dữ liệu cơ bản nhất và giải thích thêm.
GV : Trong ngôn ngữ lập trình nào cũng chỉ có 3 kiểu dữ liệu đó hay còn nhiều nữa ?
HS : Nghiên cứu SGK trả lời.

GV : Đưa lên màn hình ví dụ 2 SGK để giới thiệu tên của một số kiểu dữ liệu cơ bản trong NNLT pascal.

GV : Đọc tên kiểu dữ liệu Integer, real, char, string.
HS : Đọc lại.
HS : Viết tên và ý nghĩa của 4 kiểu dữ liệu cơ bản trong TP.
GV : Đưa ví dụ : 123 và ‘123’
HS : Đọc tên hai kiểu dữ liệu trên.
GV : Đưa ra chú ý về kiểu dữ liệu char và string.
Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
Ví dụ 1: Minh hoạ kết quả thực hiện một chương trình in ra màn hình với các kiểu dữ liệu quen thuộc là chữ và số.





Các ngôn ngữ lập trình định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản.

Dưới đây là một số kiểu dữ liệu thường dùng nhất:
Số nguyên, ví dụ số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện,...
Số thực, ví dụ chiều cao của bạn Bình, điểm trung bình môn Toán,...
Xâu kí tự (hay xâu) là dãy các "chữ cái" lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình, ví dụ: "Chao cac ban", "Lop 8E", "2/9/1945"...
- Ngôn ngữ lập trình cụ thể còn định nghĩa nhiều kiểu dữ liệu khác. Số các kiểu dữ liệu và tên kiểu dữ liệu trong mỗi ngôn ngữ lập trình có thể khác nhau.

Ví dụ 2. Bảng 1 dưới đây liệt kê một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal:


Tên kiểu
Phạm vi giá trị


integer
Số nguyên trong khoảng (215 đến 215 ( 1.



real
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9(10-39 đến 1,7(1038 và số 0.

char
Một kí tự trong bảng chữ cái.

string
Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự.






Chú ý: Dữ liệu kiểu kí tự và kiểu xâu trong Pascal được đặt trong cặp dấu nháy đơn.

HOẠT ĐỘNG 2 : HS tìm hiểu, làm quen với các phép toán và kiểu dữ liệu số.

GV : Viết lên bảng phụ các phép toán số học dùng cho dữ liệu kiểu số thực và số nguyên ?
HS : Viết và giơ bảng phụ khi có hiệu lệnh của GV.
GV : Đưa lên màn hình bảng kí hiệu các phép toán dùng cho kiểu số thực và số nguyên.
HS : Quan sát để hiểu cách viết và ý nghĩa của từng phép toán và ghi vở.

GV : Đưa ra một số ví dụ sgk và giải thích thêm.
HS : Quan sát, lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Văn Cư
Dung lượng: 496,19KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)