Tin học 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Quang | Ngày 14/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Tin học 7 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Chương I. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
Tuần 1 Ngày soạn: 22/8/2010
Tiết 1 Ngày giảng: 23/8/2010
CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Giúp cho các em biết về chương trình bảng tính
- Một số chức năng chung của chương trình bảng tính
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng nhận biết nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống.
- Nắm được các chức năng chung của chương trình bảng tính
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tập trung tư duy, mạnh dạn tìm tòi, tự khám phá học hỏi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Giáo án, máy tính, ảnh minh họa
2. Học sinh
- Tìm hiểu chương trình bảng tính, các đặc trưng của chương trình bảng tính, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: (4’)
Ở lớp 6 các em đã được làm quen và tìm hiểu chương trình soạn thảo văn bản. (Phần mềm để chúng ta soạn thảo văn bản đó là Microsoft Word). Và trong năm học tiếp theo này các em sẽ được làm quen với một chương trình khác trong bộ Microsoft Office nữa, đó là chương trình bảng tính (Microsoft Excel). Excel giúp chúng ta nhiều trong việc tính toán, như tính điểm trung bình các môn học hoặc tính lương…
Khái quát chương trình học.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem chương trình bảng tính là gì? Và khả năng của nó như thế nào?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung

HĐ1: Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng (15’)
GV: Hướng dẫn và minh hoạ cho học sinh bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng, chương trình bảng tính. Học sinh dần hiểu khái niệm bảng tính trong Microsoft Excel.
GV: Như các em được biết trong thực tế thì có nhiều thông tin được biểu diễn dưới dạng bảng để tiện cho việc sắp xếp, so sánh, tính toán. Ví dụ rất gần gũi với các em đó là thời khóa biểu nó được biểu diễn dưới dạng bảng.
GV: Em hãy lấy ví dụ những thông tin nào khác cũng thường được biểu diễn dưới dạng bảng?
HS: bảng cửu chương, thời gian biểu, bảng điểm…
GV: Chúng ta quan sát hình ảnh với bảng sau chúng ta có thể biết được điểm của từng môn học, từng lần kiểm tra một cách rõ ràng 
GV: Mỗi em có thể tự làm cho mình một bảng điểm như trên. Sau mỗi bài kiểm tra tự nhập điểm của mình vào máy tính và sau cuối mỗi kỳ học tự mình tính được ĐTB của mình.
GV: Ngoài ra cho HS quan sát bản số liệu và biểu đồ về tình hình sử dụng đất ở xã Xuân Phương.
GV: Nhìn vào biểu đồ chúng ta có so sánh được các loại đất hay không?
HS: Chúng ta dễ dàng so sánh các loại đất dựa vào biểu đồ
GV: Qua các ví dụ các em cho cô biết chương trình bảng tính là gì?
HS: Trả lời
HĐ2: Chương trình bảng tính
GV: Hiện nay có nhiều chương trình bảng tính khác nhau như: Qualtro Pro 10, Lotus… nhưng hầu hết các chương trình đều có một số đặc trưng chung
GV: Ở lớp 6 các em đã được học chương trình Microsoft Word. Vậy em hãy nhắc lại trên màn hình làm việc của Microsoft Word có những gì?
HS: Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh cuộn ngang, thanh cuộn dọc, thanh công cụ, các nút lệnh…
GV: Tương tự như Word thì Excel cũng có các thanh cơ bản trên. Tuy nhiên có một số thanh chức năng khác như: Thanh công thức, thanh bảng chọn Data. Đặc trưng chung của chương trình bảng tính là dữ liệu số , văn bản và các kết quả tính toán luôn luôn được trình bày dưới dạng bảng trong cửa sổ làm việc.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bảng tính Microsoft Excel.

GV: Theo các em dữ liệu là gì?
HS: Dữ liệu là những gì ta nhập vào trong máy tính để xử lý.
GV: Nhận xét và cho HS chép nội dung. Excel có khả năng xử lí dữ liệu số (điểm) và văn bản (họ tên)
GV: Với chương trình bảng tính em có thể thực hiện một cách tự động nhiều công việc tính toán từ đơn giản đến phức tạp. Kết quả tính toán tự động cập nhật khi thay đổi dữ liệu ban đầu hoặc các hàm tính toán. Ngoài ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Quang
Dung lượng: 4,98MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)