Tin 8 (Từ tiết 1 đến 14)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tươi | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tin 8 (Từ tiết 1 đến 14) thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
Tiết: 1,2
MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh
- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc lên tiếp một cách tự động.
- Biết rằng chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
II. Phương pháp dạy học.
Phương pháp gợi mở
Phương pháp vấn đáp
III. Phương tiện dạy học.
- Giáo án
IV. Tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Dạy học bài mới:
Tiết 1:
Giới thiệu qua về cấu trúc chương trình tin học THCS quyển 3, cách sử dụng sách giáo khoa và chuẩn bị cho các giờ thực hành. (7’)

Hoạt động của GV + HS
Ghi bảng
Thời gian


GV? Máy tính có thể làm được những gì
- Tính toán, lưu trữ, tự động hoá các công việc văn phòng, quản lý, giải trí, ...
GV? Máy tính có tự động làm những công việc đó không
- Không
GV: Yêu cầu hs nêu một số chỉ dẫn mà con người đưa ra để máy tính thực hiện một công việc nào đó để đưa ra nhận xét về lệnh.
- GV: lấy ví dụ về việc thực hiện công việc của máy tính là tuần tự.
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?





- Con người ra lệnh cho máy tính bằng các lệnh.

- Máy tính thực hiện công việc một cách lần lượt.
15’


GV: So sánh sự khác biệt giữa việc ra lệnh cho máy tính với ra lệnh cho con người.
GV: Nêu các thao tác cơ bản mà rô-bốt có thể thực hiện được.
Chú ý cho HS:
- Rô-bốt chỉ có thể nhặt rác và bỏ rác vào thùng khi rô-bốt đứng tại ô để rác hoặc thùng rác.
- Cùng với học sinh xác định vị trí xuất phát của rô-bốt.
HS: xác định vị trí của rô-bốt qua từng bước.

2. Ví dụ: Rô-bốt nhặt rác.











10’

GV: Ngoài cách điều khiển rô-bôt như trên, chúng ta còn có thể chỉ dẫn rô-bôt tự động thực hiện lần lượt các thao tác trên.

3. Viết chương trình - ra lệnh cho máy tính làm việc.
- Việc viết các lệnh để điều khiển, chỉ dẫn cho máy tính thực hiện tự đông một loạt các thao tác liên tiếp là viết Chương trình máy tính hay còn gọi tắt là Chương trình.
5’

Củng cố: Yêu cầu HS làm câu 1 trong phần Câu hỏi và bài tập.
Trả lời:
- Rô-bôt không thực hiện được lệnh nhặt rác.
- Vị trí mới của rô-bôt: đứng tại vị trí chân ghế sát tường.
- Hai lệnh để rô-bốt trở lại ví trí ban đầu:
+ Lệnh 1: Quay phải, quay phải, tiến 3 bước
+ Lệnh 2: Quay trái.
- Gợi ý HS đưa ra các lệnh khác để rô-bôt trở lại ví trí ban đầu.
7’


Tiết 2:
Hoạt động của GV + HS
Ghi bảng
Thời gian



? Máy tính có thể hiểu được các lệnh trong lệnh “Hãy nhặt rác” trong ví dụ trên không
- Không
GV: Nêu ví dụ minh hoạ trong ngôn ngữ tự nhiên: Mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng, nêu không biết ngoại ngữ khác thì chỉ có thể hiểu được ngôn ngữ duy nhất của dân tộc mình. Máy tính cũng vậy, nó chỉ hiểu được trực tiếp ngôn ngữ của chính nó.
? Ngôn ngữ mà máy tính hiểu được là gì
- Ngôn ngữ nhị phân với các bit 0 và 1.




GV: Để thuận tiện cho viết các câu lệnh ra lệnh cho máy tính, các ngôn ngữ lập trình ra đời.

GV: Yêu cầu hs nhận xét ưu điểm, nhược điểm của ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ máy.

Ngôn ngữ máy
Ngôn ngữ lập trình

Ưu điểm
MT hiểu được trực tiếp, hiệu quả lập trình cao.
Gần với ngôn ngữ tự nhiên nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ viết.

Nhược điểm
Khó hiểu, khó nhớ, khó viết chương trình
Máy tính không hiểu được trực tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tươi
Dung lượng: 304,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)