Tin 8 t6-t10 chi viec in

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thuý | Ngày 14/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: tin 8 t6-t10 chi viec in thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày 24 tháng 9 năm 2010
Tuần 6
Tiết 11:
BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
I/ Mục tiêu:
Biết khái niệm biến.
Hiểu cách khai báo, sử dụng biến.
II/ chuẩn bị:
Gv: giáo án, sgk.
Hs: sgk, vở ghi.
III/ Tiến trình dạy – học:
bài cũ:
Bài mới:

HĐ1: Giới thiệu biến: 15’
HĐ của GV và HS
Nội dung ghi bảng

Gv: ở bài 3 các em đã được tìm hiểu các kiểu dữ liệu nào?
Hs: kiểu số nguyên (integer), số thực (real), kí tự (char), xâu kí tự (string).
Gv: Theo em hoạt động cơ bản của chương trình máy tính là gì?
Hs: là xử lý dữ liệu.
Gv: Vậy trước khi được máy tính xử lý, mọi dữ liệu nhập vào đều được lưu trữ ở đâu?
Hs: mọi dữ liệu nhập vào đều được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính.
Gv: nhận xét.
Gv: Để chương trình biết chính xác dữ liệu cần xử lí được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trìnhrất quan trọng. Đó là biến nhớ, hay tắt là biến.
Hs: chú ý lắng nghe và tiếp thu.
Gv: cho ví dụ minh họa như sgk/ 24.
Thay vì dùng lệnh writeln(15+5); để in kết quả của phép toán cộng ra màn hình ta có thể sử dụng 2 biến a và b để lưu giá trị của các biến sau đó in ra màn hình như sau:
Writeln(a+b);
Hs: chú ý lắng nghe, tiếp thu và ghi bài.
Gv: lấy thêm ví dụ 2 như trong sgk minh họa thêm để học sinh hiểu hơn về biến.

Hs: chú ý lắng nghe và ghi bài.
Biến là công cụ trong lập trình:













- Biến: là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. Giá trị của biến có thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
- Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến.
VD1:
Writeln(15+5);
=> Writeln(a+b);



VD2: Giả sử cần tính giá trị của các biểu thức và  và in kết quả ra màn hình. Chúng ta có thể tính các biểu thức này một cách trực tiếp. Để ý rằng tử số trong các biểu thức là như nhau. Do đó có thể tính giá trị tử số và lưu tạm thời trong một biến trung gian X, sau đó thực hiện các phép chia (h. 25):

X ( 100 + 50
Y ( X/3
Z ( X/5

Hình 25



HĐ2: Khai báo biến: 25’
HĐ của GV và HS
Nội dung ghi bảng

Gv: yêu cầu 1 hs nhắc lại cấu trúc chung của chương trình?
Hs nhắc lại: 1 chương trình thường có 2 phần:
phần khai báo.
phần thân chương trình (là phần bắt buộc phải có trong chương trình).
Gv: vậy theo các em thì biến sẽ được đặt ở phần nào trong chương trình?
Hs: biến sẽ được khai báo ở phần khai báo.
Gv: nhận xét.
Gv kết luận: tất cả các biến dùng trong chương trình cần phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình.
Gv: lưu ý hs tên biến cần phải tuân theo quy tắc đặt tên của chương trình.
Hs: lắng nghe và ghi bài.
Gv: giới thiệu cách khai báo biến.
Hs: chú ý lắng nghe và ghi bài.
Gv: cho ví dụ minh họa về cách khai báo biến.
Hs: chú ý quan sát ví dụ.


Gv: Dựa vào cách khai báo biến trên, yêu cầu hs thảo luận nhóm sau đó giải thích VD1?
Hs: thảo luận nhóm, từng nhóm trả lời.
Gv: nhận xét và đưa ra kết luận chung.


Hs: chú ý lắng nghe và ghi bài.
Gv: Nhiều biến có cùng kiểu dữ liệu có thể khai báo đặt cách nhau bởi dấu phẩy
Hs: lắng nghe, ghi bài.


Gv: 2 VD1 và VD2 có ý nghĩa tương đương như nhau.
Hs: lắng nghe và ghi bài.
2. Khai báo biến:












Khai báo biến gồm:
khai báo tên biến.
khai báo kiểu dữ liệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thuý
Dung lượng: 854,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)