Tin 8 - bài 1-3

Chia sẻ bởi Trần Duy Chung | Ngày 14/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tin 8 - bài 1-3 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:


Tiết 1, 2
Ngày giảng:


BÀI 1 MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

I. MỤC TIÊU:
Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
Biết ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
Biết vai trò của chương trình dịch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu dạy học, bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình trên lớp

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào
? Hãy kể một số khả năng của máy tính.




? Máy tính có thể tự ý thực hiện một công việc nào đó không. Vì sao.

Kết luận: Để máy tính thực hiện một công việc theo mong muốn của mình, con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy tính.

Ví dụ 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng của một phần mềm ( khởi động phần mềm đó.
Ví dụ 2: Trong một chương trình soạn thảo văn bản, khi gõ một chữ cái ( hiển thị chữ cái đó trên màn hình.
Ví dụ 3: Sao chép một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác ( yêu cầu máy tính sao chép phần văn bản đó vào bộ nhớ đệm của máy tính, và sao chép nội dung trong bộ nhớ đệm vào vị trí mới

Kết luận: Để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện.

2. Ví dụ: rô-bốt nhặt rác
? Giả sử ta có một rô-bốt có thể thực hiện được các thao tác sau: tiến một bước, quay phải, quay trái, nhặt rác và bỏ rác vào thùng. Hãy ra lệnh cho rô-bốt để nó nhặt rác và bỏ vào thùng theo sơ đồ như sau. (Hình vẽ)


? Cách làm như vậy có phải là duy nhất không.

Giả sử các lệnh trên được viết và lưu vào rô-bốt trong một tệp có tên là “Hãy nhặt rác”. Khi ta ra lệnh “Hãy nhặt rác”, các lệnh đó sẽ được rô-bốt thực hiện liên tiếp và tự động.

3. Viết chương trình - ra lệnh cho máy tính làm việc
Viết lệnh điều khiển rô-bốt ( viết chương trình.
Điều khiển máy tính làm việc ( viết chương trình máy tính (chương trình, program).

Chương trình: là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

Máy tính thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, nghĩa là khi thực hiện xong một lệnh nào đó thì máy tính sẽ thực hiện lệnh kế tiếp.

Vì sao cần phải viết chương trình ?
Các công việc con người muốn máy tính thực hiện thường rất đa dạng và phức tạp ( phải viết rất nhiều câu lệnh đơn giản để hoàn tất công việc.

4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình
? Thông tin được lưu trữ trong máy tính dạng nào.




+ Việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy: rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức.
+ Con người có nhu cầu sử dụng những câu lệnh đơn giản, dễ nhớ.
( Khắc phục: ngôn ngữ lập trình (programming language)

Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

Khó khăn: Máy tính không thể hiểu được ngôn ngữ lập trình ( cần phải có công cụ chuyển đổi chương trình máy tính ngôn ngữ máy ( chương trình dịch (compiler).

Việc tạo chương trình máy tính gồm hai bước:
(1) Viết chương trình bằng NNLT.
(2) Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy.


Phần mềm dùng để viết chương trình gọi là chương trình soạn thảo hay phần mềm soạn thảo (editor).

Chương trình soạn thảo cùng với chương trình dịch, các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào một phần mềm, gọi là môi trường lập trình.

Hiện nay có rất nhiều NNLT khác nhau: C, Java, Basic, Pascal. Mỗi NNLT đều có lịch sử phát triển riêng, có ưu điểm và nhược điểm nhất định và thường được tạo ra với định hướng sử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Duy Chung
Dung lượng: 153,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)