Tìm hiểu về xứ atlas

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Anh | Ngày 28/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về xứ atlas thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

I. Lời nói đầu
Xứ Atlat là một trong ba xứ thuộc ô Bắc Phi nó có mối quan hệ gần gũi với xứ Địa Trung Hải của lục địa Á – Âu.
II. Nội dung
II.1 Vị trí địa lí:
Atlat bao gồm tòan bộ lãnh thổ Maroc, phần bắc của Angieri và Tuynidi.
Phía bắc và tây bắc giáp với Địa Trung Hải.
Phía Đông, đông nam và nam giáp với hoang mạc Sahara.
Phía tây giáp với Đại Tây Dương (dòng biển lạnh canari).

Vị tri địa lí của dãy Atlat
II.2 điều kiện tự nhiên:

Quá trình hình thành:
Là xứ duy nhất của lục địa Phi nằm trong đới uốn nếp được hình thành trong đại Tân Sinh.
Vào khoảng cuối Paleogen (trừ Eocen và Oligocen) trở đi, do sự chuyển dịch và xô húc của mảng Phi với mảng Á – Âu, các trầm tích trong biển Tethys bị uốn nếp hình thành nên dãy Atlat nằm ở rìa phía tây bắc lục địa.
2. Đặc điểm địa hình:
Là một hệ thống núi trẻ gồm nhiều dãy núi chạy song song theo hướng tây nam – đông bắc, kéo dài trên 2000km.
Gồm các dãy: Atlat Chắn, Atlat Ten, Atlat Trung, Atlat Cao, Angti Atlat và Atlat Sahara.
Độ cao TB: 1200 – 1500m, đỉnh cao nhất là Tubơcan (4165m) thuộc dãy Atlat Cao.
Các dãy núi được phân cách với nhau bởi các thung lũng và cao nguyên giữa núi.
Phía bắc và tây bắc địa hình tương đối thấp càng vào sâu địa hình càng được nâng lên tạo nên một bức chắn địa hình  hạn chế tính chất biển từ Địa Trung Hải xâm nhập sâu vào trong lục địa.
Hệ thống núi Atlas
Hệ thống núi Atlas
3. Khí hậu:
Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình  sự thay đổi khí hậu theo đô cao và hướng sườn rất rõ rệt.
Tại các miên duyên hải phía tây, phía bắc và các dãy núi thấp ven bờ biển điều kiện khí hậu thay đổi theo 2 mùa rõ rệt:
- Mùa đông khí hậu ấm và ẩm, nhiệt độ TB tháng 1 từ 100C – 130C và có mưa khá nhiều, mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Mùa hạ khí hậu khô và nóng nhiệt độ trung bình tháng 7 thay đổi từ 260C – 280C, lượng mưa trung bình năm từ 700 – 800 mm.
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại Marrakech (Maroc)
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại Angiers
Trong các thung lũng giữa núi hoặc trên các cao nguyên, các sườn núi hướng vào nội địa khí hậu mang tính lục địa cao.
- Mùa hạ: thời tiết khô và rât nóng, nhiệt độ tối đa tuyệt đối có thể đạt tới 50oC
- Mùa đông: thời tiết khô và lạnh, nhiệt độ trung bình tháng I từ 50C – 80C và thỉnh thoảng có băng giá. Mưa rơi chủ yếu vào mùa đông nhưng trung bình không quá 300mm/năm.
Tuyết phủ trên các đỉnh núi cao
Mùa đông ở xứ Atlas
4. Thủy văn:
Nhìn chung thủy văn vùng Atlat kém kém phát triển
Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa
Mùa hạ tương ứng với mùa khô, nên các dòng sông thường khô kiệt và không có dòng chảy.
Mùa đông mưa nhiều hình thành nên các dòng chảy có lưu lượng lớn.
Một con suối tại miền núi Atlas
Thủy văn ở xứ Atlas
Thác nước ở Mocrroco
Địa hình lòng suối
5. Thổ nhưỡng:
Dưới các cánh rừng ở các đồng bằng duyên hải và sườn núi thấp chủ yếu là đất nâu, có độ phì khá cao.
Lên các đai cao hơn có đất xám và nâu rừng ôn đới (theo tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương, tr.33).
Trên các dãy núi cao xuất hiện băng tuyết vĩnh cửu.
Trên các sườn núi hướng về hoang mạc sahara phát triển cảnh quan hoang mạc núi, khắp nơi là đá trơ trọi và khô cằn.
6. Sinh vật:
Rừng và cây bụi lá cứng thường xanh, với các loài phổ biến: sồi thường xanh, sồi lie, ôliu, trúc đào… phát triển trên các đồng bằng duyên hải và các sườn núi thấp (tới độ cao 400 – 500m) ở phía tây.
Từ 500 – 1200m là sự phát triển của rừng cận nhiệt ẩm thường xanh với sự thống trị của sồi và sôi bần (sồi lie) xanh quanh năm.
Thực vật ở Atlas cao
Thực vật ở Anti Atlas
Rừng Dừa phát triển ven sườn núi
Thảm thực vật ở xứ Atlas
Từ 1200 – 1800m rừng hỗn hợp phát triển với các loại phổ biến nhất là sồi rụng lá vào mùa đông và bá hương Bắc Phi.
Phía trên rừng hỗn hợp là rừng lá kim, tiếp theo là đồng cỏ núi cao và trên cùng là đới băng tuyết vĩnh viễn.
Cảnh quan thay đổi theo độ cao.
Thực vật lá kim
7. Khoáng sản
Atlas là xứ có nguồn khoáng sản phong phú:
Sắt và phôtphorit là 2 loại có trữ lượng lớn. Trong đó Maroc là nước có trữ lượng phôt phorit 54,5 tỉ tấn chiếm ¾ trữ lượng thế giới và là nước đứng thứ 3 thế giới về khai thác phôt phorit.
Ngoài ra còn có chì, than, đồng, thiếc, muối mỏ và dầu mỏ. Năm 2001 sản lượng khai thác dầu, khí của Tuynidi đạt 40 triệu tấn.
II.3 Điều kiện kinh tế - xã hội:
Dân cư:
Dân cư phân bố không điều tập trung chủ yếu ven vùng Địa Trung Hải, dọc các thung lũng sông.
2. Tình hình chính trị - xã hội:
Kinh tế Maroc
Quốc gia này nằm ở tây bắc châu Phi, Maroc có biên giới quốc tế với Algeri về phía đông, đối diện với Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar, khoảng cách 13 km và biên giới đất liền với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha là Ceuta và Melilla. Maroc giáp Địa Trung Hải và Đại Tây Dương về phía bắc và đông và giáp Mauritania về phía nam
Maroc là quốc gia châu Phi duy nhất hiện không là thành viên của Liên minh châu Phi nhưng lại là thành viên của Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Maghreb Ả Rập, Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, nhóm Đối thoại Địa Trung Hải,Nhóm 77 và đồng minh lớn không phải NATO của Mỹ.
Trong vòng 44 năm, từ năm 1912 đến năm 1956, Maroc là xứ bảo hộ của Pháp và Tây Ban Nha. Người dân Maroc chủ yếu là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai hai dân tộc này. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này nhưng nhiều người nói một thứ tiếng Berber, đặc biệt là ở nông thôn. Tiếng Pháp cũng được nói ở các thành phố. Nền kinh tế Maroc chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hai ngành du lịch và công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Maroc là một nước quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Rabat là thủ đô của Maroc, còn Casablanca là thành phố lớn nhất quốc gia này.
Kinh tế Angieri
Lĩnh vực năng lượng hóa thạch là xương sống của nền kinh tế, chiếm khoảng 60% thu ngân sách, 30% GDP, và hơn 95% thu nhập xuất khẩu. Nước này xếp hạng 14 về trữ lượng dầu khí, với 11.8 tỷ thùng trữ lượng đã được chứng minh và ước tính số thực có thể vượt mức trên. Cơ quan Thông tin Năng lượng đã thông báo rằng năm 2005, Algérie có 160 tỷ feet khối (Tcf) trữ lượng khí tự nhiên đã được khảo sát, đứng hàng thứ 8 thế giới.
Các chỉ số tài chính và kinh tế Algérie đã được cải thiện ở giữa thập niên 1990, một phần nhờ chính sách cải cách được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ và việc tái cơ cấu nợ của Câu lạc bộ Paris.
Tình hình tài chính Algérie trong năm 2000 và 2001 có bước cải thiện nhờ giá dầu tăng và chính sách thuế chặt chẽ của chính phủ, dẫn tới tăng trưởng mạnh thặng dư thương mại, và đạt mức cao kỷ lục về dự trữ ngoại tệ, giảm mạnh nợ nước ngoài.
Tình hình tài chính Algérie trong năm 2000 và 2001 có bước cải thiện nhờ giá dầu tăng và chính sách thuế chặt chẽ của chính phủ, dẫn tới tăng trưởng mạnh thặng dư thương mại, và đạt mức cao kỷ lục về dự trữ ngoại tệ, giảm mạnh nợ nước ngoài.
Năm 2001, chính phủ đã ký kết một thỏa ước liên hiệp với Liên minh Châu Âu cho phép hạ thấp các mức thuế và tăng cường thương mại giữa hai bên. Tháng 3 năm 2006, Nga đã đồng ý xoá 4.74 tỷ dollar nợ của Algérie với Liên bang Xô viết cũ.
Đổi lại, tổng thống Abdelaziz Bouteflika đồng ý mua số máy bay chiến đấu, các hệ thống phòng không và các loại vũ khí khác của Nga trị giá 7.5 tỷ dollar, theo công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.
Năm 2006 Algérie cũng đá quyết định trả hết toàn bộ số nợ 8 tỷ dollar cho Câu lạc bộ Paris trước thời hạn. Điều này giúp giảm số nợ của Algérie xuống còn chưa tới 5 tỷ dollar vào cuối năm 2006. Câu lạc bộ Paris cho rằng động thái này phản ánh sự hồi phục kinh tế Algérie trong những năm gần đây. Nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí gas phong phú, họ được lợi nhờ tăng giá năng lương.
3. Nông nghiệp:
Các đồng băng ven biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Các vùng nội địa phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp.
4. Công nghiệp:
Công nghiệp khai khoáng.
Công nghiệp chế biến khoáng sản, chế biến sản phẩm nông nghiệp
Dịch vụ
Cùng với nước láng giềng Ma Rốc, Algeria là một điểm du lịch phổ biến, thu hút rất nhiều du khách đến trong dịp lễ. Nhưng sau cuộc chiến dân sự bùng nổ vào năm 1992, ngành du lịch ở đây đã biến mất hẳn. Sau cuộc xung đột diễn ra hơn một thập kỷ, tình hình giờ đây đã được cải thiện rất nhiều. Và du khách thể đi đến tận phía Nam sa mạc Sahara để du lịch.


Tuy nhiên du khách đến Algeria vẫn còn khá dè dặt mặc dù nơi đây có 2 vùng Tassili N’Ajjer và Hoggar đều nằm trong danh sách di sản của UNESCO, nền văn hóa bộ lạc khá sinh động và những rắc rối thường ngày diễn ra ở hầu hết các nước Ả Rập hoàn toàn không có mặt ở Algeria. Việc du lịch ở Algeria khá hạn chế, đặc biệt là đối với những khách du lịch ba lô. Nhưng chắc chắn không vì thế mà bạn bỏ qua cơ hội tận mắt chứng kiến và tham quan đất nước rộng lớn và xinh đẹp này.
Thủ đô Algiers
Lăng mộ Nurnidian (Angieri)
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA CHÚNG TÔI ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT

CÁM ƠN SỰ THEO DÕI NHIỆT TÌNH CỦA TẤT CẢ CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)