Tiết 66-67

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Khoa | Ngày 14/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Tiết 66-67 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tuần 23 - Tiết 66 - 67
Ngày dạy: 20/01/2014

QUAN SÁT HÌNH KHÔNG GIAN
VỚI PHẦN MỀM YENKA


1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết cách gấp hình phẳng để tạo hình không gian và mở hình không gian thành hình phẳng; biết thêm một số chức năng nâng cao của phần mềm.
- Học sinh hiểu được các bước thực hiện việc gấp hình phẳng để tạo hình không gian và mở hình không gian thành hình phẳng; các chức năng nâng cao của phần mềm để thuận lợi cho thao tác trên phần mềm.
* Hoạt động 2: - Học sinh biết và hiểu các kiến thức, thao tác đã được học để thực hành thành thạo các thao tác trên phần mềm.
Kĩ năng:
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc gấp hình phẳng để tạo hình không gian và mở hình không gian thành hình phẳng; các chức năng nâng cao của phần mềm.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc gấp hình phẳng để tạo hình không gian và mở hình không gian thành hình phẳng; các chức năng nâng cao của phần mềm.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học.
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Gấp giấy thành hình không gian.
- Một số chức năng nâng cao
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy. Phần mềm Yenka hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (5 phút)
Gọi học sinh lên thực hiện lại các thao tác thay đổi kích thước, vị trí, màu sắc của các hình cho trước.

Tiến trình bài học:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khám phá, điều khiển các hình không gian:




Gv: Giới thiệu và thực hiện qua thao tác gấp hình phẳng để tạo hình không gian.
Qua các thao tác thầy vừa tực hiện kết hợp SGK và cho biết để gấp hình phẳng thành hình không gian, ta làm thế nào?
Hs: Tham khảo Sgk và thực hành trên máy tính để tìm ra câu trả lời
Gv: Quan sát HS làm việc
Hs: Trả lời câu hởi
Gv: Nhận xét và bổ sung kiến thức.
Hs: Lắng nghe, tiếp thu và ghi vở.






Gv: Ngược lại, ta có thể mở hình không gian thành hình phẳng hay không?
Hs: Có thể mở hình không gian thành hình phẳng.
Gv: Vậy để mở mở hình không gian thành hình phẳng ta làm như thế nào?
Hs: Nghiên cứu Sgk và trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét và giới thiệu lại:
Hs: Lắng nghe và ghi vở
Gv: Giới thiệu thêm một số lệnh có thể thực hiện đối với hình phẳng.







5. Một số chức năng nâng cao:
a. Thay đổi mẫu thể hiện hình:
Gv: Giới thiệu: Đối với các mặt của hình không gian, ta không những có thể thay đổi màu mà còn thay đổi được kiểu và mẫu thể hiện. Ví dụ, ta có thể “lát” mặt xung quanh của hình trụ bằng mẫu hình viên gạch…
Hs: Nghe và ghi và GV thực hành mẫu học sinh quan sát và thực hành theo.
Gv: Nghiên cứu SGK và cho biết các thao tác để có thể thựuc hiện được những vấn đề nêu trên.
Hs: Tham khảo SGK và trả lời
Gv: Nhận xét, bổ sung câu trả lời.
Gv: Giới thiệu chức năng quay hình trong không gian của phần mềm.
Hs: Quan sát, lắng nghe gv giới thiệu.
Gv: Gọi 1-2 học sinh thực hiện lại thao tác quay hình trong không gian.
Hs: Thực hiện thao tác.
Gv: Chốt lại kiến thức.

Hoạt động 2: Thực hành.
Gv: Cho HS thực hành tổng hợp các mục:
+ Gấp hình phẳng để tạo hình không gian
+ Mở hình không gian thành hình phẳng
+ Thay đổi mẫu thể hiện hình
+ Quay hình trong không gian
Hs: Thực hành .

4. Khám phá, điều khiển các hình không gian

e. Gấp giấy thành hình không gian:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Khoa
Dung lượng: 90,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)