Tiêt 56

Chia sẻ bởi Võ Thị Hường | Ngày 14/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: Tiêt 56 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tuần :……TPPCT:……
Ngày dạy:……./……../……..
Bài 9:
LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ

1- MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: Được khái niệm mảng một chiều
- HS hiểu: Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.
1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Viết, dịch được đoạn chương trình có sử dụng biến mảng ở các bài toán đơn giản.
- HS thực hiện thành thạo: Viết, dịch được đoạn chương trình.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Học hỏi, nghiêm túc khi sử dụng phòng máy
- Tính cách: Có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn
2- NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Dãy số và biến mảng.

3- CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số bài tập pascal, phòng máy tính.
3.2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài, hăng say xây dựng bài.
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (3p):
4.2. Kiểm tra miệng (7p):
Câu hỏi: Hãy nêu cú pháp câu lệnh “Lặp với số lần chưa biết trước”.
Trả lời:
- Cấu trúc:
While <điều kiện> do ;
- Trong đó:
- điều kiện thường là một phép so sánh;
- Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép;
- Hoạt động: Câu lệnh được thực hiện như sau:
1. Kiểm tra điều kiện.
2. Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện ĐÚNG, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.


4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1 (15p): Dãy số và biến mảng
GV đặt vân đề: ngoài thực tế các em thường nhìn thấy mọi người xếp hàng mua ve, hay các em xếp hàng vào lớp. Vậy việc làm như vậy có tác dụng ntn?

GV: Trong lập trình cũng vậy, nếu biết bố trí dữ liệu theo dãy, việc khai báo và sử lí dữ liệu trở nên đơn giản rất nhiều. Thay vì phải viết rất nhiều câu lệnh giống nhau, ta có thể dùng vài câu lệnh lặp và nhường lại phần lớn công việc cho máy tính thực hiện.

GV: Nêu ví dụ 1 trong sách giáo khoa. Cho HS đọc và tìm hiểu câu lệnh khai báo, qua thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Nếu làm theo cách viết chương trình trong ví dụ 1 , em thấy việc khai báo thế nào ?
GV: Dẫn dắt như ví dụ trong sgk và dẫn đến giới thiệu dữ liệu kiểu mảng.








Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến gì? Và các biến trong mảng có kiểu dữ liệu ntn?
GV: Giới thiệu biến mảng
GV: Trong bài này ta chỉ xét các phần tử kiểu số: số nguyên hoặc số thực.


Vậy biến mảng có tác dụng gì?


Hoạt động 2 (15p): Ví dụ về biến mảng


Cho HS nghiên cứu kiến thức phần 2 sgk, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Tương tự như khai báo biến đơn, câu lệnh khai báo mảng phải được thực hiện ở đâu?


+ Khi khai báo biến mảng trong mọi ngôn ngữ lập trình cần chỉ rõ ít nhất yếu tố nào?

GV: Đưa ra cách khai báo như trong sgk.

GV: Ở câu lệnh thứ nhất ta khai báo biến có tên là gì? Gồm bao nhiêu phần tử? Kiểu dữ liệu mỗi phần tử của biến là gì?
Tương tự, cho HS phân tích ý nghĩa câu lệnh thứ 2.

Qua ví dụ,GV tổng quát câu lệnh khai báo mảng trong pascal.

GV: Phân tích.

GV: Đưa ra ví dụ 2.





? Cách khai báo và sử dụng biến mảng trên có lợi ích gì?




GV: Phân tích


1. Dãy số và biến mảng:

HS trả lời: Hoạt động đó diễn ra một cách trật tự và nhanh chóng.








Ví dụ 1.SGK/75.
HS trả lời : mất thời gian và dễ nhầm lẫn.

- Để giúp cho việc sắp xếp được thuận tiện và đơn giản, mọi ngôn ngữ lập trình đều có một kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hường
Dung lượng: 59,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)