Tiet 11

Chia sẻ bởi Ngô Thị Lê Na | Ngày 14/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: tiet 11 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:



BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm biến.
- Hiểu cách khai báo và sử dụng biến
- Biết vai trò của biến trong lập trình.
2. Kĩ năng: Khai báo và sử dụng biến.
3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức có tinh thần học tập tự giác, yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, màn hình lớn.
- Hs: Vở ghi, sách giáo khoa
C. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp: (1’)
8:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra 15’:
Câu 1: Liệt kê một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal. Phạm vi giá trị của các kiểu dữ liệu
Đáp án:
Integer Kiểu số nguyên. (2 điểm).
Real Kiểu số thực. (2 điểm).
Char Kiểu kí tự. (2 điểm).
String Kiểu xâu kí tự (2 điểm).
Câu 2: Viết biểu thức số học sau thành cách viết chúng trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
1. a x b – c + d; Đáp án: a*b – c+d; (1 điểm).
2.  Đáp án: 15+5*(a/2) ; (1 điểm).
3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG

Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu về biến.
+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK.
+ GV: Giải thích vì sao cần có biến trong chương trình
+ GV: Yêu cầu HS viết chương trình tính diện tích hình tròn có bán kính r = 2.


+ GV: Với cách viết như trên, nếu muốn tính diện tích hình tròn với bán kính khác thì phải làm sao?
+ GV: Em có nhận xét gì khi phải viết lại chương trình?
+ GV: Để khắc phục điều này em có thể làm như thế nào?
+ GV: Đưa ra một chương trình thực hiện điều này để các em quan sát.
+ GV: Để giải quyết được vấn đề này ta phải sử dụng biến nhớ r, và biến này sẽ lưu giá trị của các số được nhập vào từ bàn phím.
+ GV: Dựa trên chương trình trên giới thiệu biến nhớ cho HS biết.
+ GV: Đưa ra ví dụ 1 và ví dụ 2 SGK để cho HS thấy được rõ nét vì sao cần biến nhớ.
+ GV: Giải thích cho HS từng ví dụ, giúp HS rút ra kết luận.
+ GV: Qua các ví dụ trên em hãy cho biết biến là gì?
+ GV: Nhận xét, giải thích thêm, chốt nội dung.
+ GV: Cho Hs ghi bài.
Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu cách khai báo biến.
+ GV: Đưa ra chương trình có khai báo biến cho HS quan sát.
+ GV: Giải thích cho HS về cách khai báo biến trong Pascal.
+ GV: Hướng dẫn HS khai báo biến.

+ GV: Nhấn mạnh cho Hs cần khai báo tên biến, kiểu của biến. Vì vậy giá trị của biến có thể thay đổi.
+ GV: Giải thích đâu là từ khóa để khai báo biến, đâu là tên biến do người lập trình đặt.
+ GV: Yêu cầu HS đưa ra ví dụ?


+ HS: Đọc và tìm hiểu SGK.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe ( ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Chương trình:
BEGIN
Write(‘dien tich hinh tron co ban kinh r = 2 la: ’,3.14*2*2);
END.
+ HS: Chúng ta phải sửa lại chương trình.

+ HS: Việc viết lại chương trình sẽ rất mất thời gian.
+ HS: Trả lời theo ý hiểu của mình.
+ HS: Quan sát chương trình do GV đưa ra.
+ HS: Dựa trên chương trình GV đưa ra. Chú ý lắng nghe ( tìm hiểu về kiến thức.

+ HS: Chú ý lắng nghe và biết vai trò của biến trong lập trình.
+ HS: Đọc và tìm hiểu nội dung ví dụ thông qua sự hướng dẫn của GV đưa ra.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung bài.
+ HS: Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Lê Na
Dung lượng: 47,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)