TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG (Bài giảng Thầy Sơn - Sở GD-ĐT Bến Tre)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu | Ngày 28/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG (Bài giảng Thầy Sơn - Sở GD-ĐT Bến Tre) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN TRE
THÁNG 9 / 2009
MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
TẬP HUẤN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
MÔI TRƯỜNG ?!
MÔI TRƯỜNG
MT TỰ NHIÊN
MT XÃ HỘI
Địa hình – địa chất – đất – khí hậu – nước – sinh vật…
Quan hệ XH = luật lệ, thể chế, cam kết, quy định…
Môi trường sống của con người
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật
(Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, 2005)
CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG
MT là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
MT là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người
MT là nơi chứa đựng các chất phế thải của đời sống và sản xuất
MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Nhu cầu mỗi người/ngày: 4m3 không khí sạch để hít thở ; 2,5 lit nước để uống ; 2.000 – 2.400 calo từ nguồn lương thực, thực phẩm để nuôi sống bản thân…
RỪNG - NGUỒN NƯỚC - ĐỘNG-THỰC VẬT - KHÍ HẬU - KHÓANG SẢN
Dân số tăng – Đô thị hóa – CN hóa
CHẤT THẢI
Lịch sử địa chất, l/sử tiến hóa của SV- Người
Các chỉ thị báo hiệu các biến động của tự nhiên (động đất, núi lửa,…)
Nguồn gen, các HST tự nhiên- nhân tạo, cảnh quan…
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI PHẢI ĐỐI ĐẦU VÀO THẾ KỶ XXI
1- Nhiệt độ trái đất tăng lên
2- Thiếu nước ngọt
3- Diện tích đất nông nghiệp/đầu người hạ thấp
4- Nghề cá suy thoái
5- Rừng bị thu hẹp lại nhanh chóng
6- Nhiều loài bị tiêu diệt
7- Dân số tang lên quá nhanh
8- ......
Trái đất đang nóng dần lên
Biến đổi nhiệt độ toàn cầu
1866 - 2000
Nguồn: Goddard Institute for Space Studies, Vital Signs 2000
? Thập kỷ 1990s và năm 1998 là nóng nhất
Dự báo của IPCC cho tới năm 2100
N.H. Temperature (°C)
Mức độ chúng ta có thể còn nói tới
Thích nghi và phát triển bền vững
Ở mức độ này, điều duy nhất có thể
làm được là Cố gắng Tồn tại
Chúng ta sẽ làm gì nếu nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất tăng như thế này?
Khí nhà kính chưa giảm, mà ngày càng tăng, khí hậu toàn cầu tiếp tục tăng !
Trái đất đang nóng dần lên
Thiên tai và tổn thất
Thiên tai và tổn thất
THIẾU NƯỚC NGỌT = 2 tỷ người đang khát
1,2 tỷ người thiếu nước sạch; 2,4 tỷ người thiếu các dịch vụ vệ sinh; 3-5 triệu người/nam chết vì các bệnh liên quan đến nước.
80% quốc gia (40% dân số TG) thiếu nước trầm trọng.
Hơn 118 triệu trẻ em/năm mắc những bệnh có liên quan tới đường ruột và thiếu nước sạch.
Trách nhiệm đối với việc thiếu nước sạch
20% do Biến đổi khí hậu
80% do Sự gia tăng dân số &
Phát triển kinh tế
RỪNG ĐANG BỊ THU HẸP
Từ 1990 - 2000:
- Mất rừng khoảng 14,6 triệu ha
- Trồng rừng khoảng 5,2 triệt ha
? Hàng năm mất 9,4 tr. ha
RỪNG
kêu cứu
!!!
Các biện pháp giải quyết
của cộng đồng quốc tế
Kế hoạch hành động về rừng nhiệt đới
Hiệp định quốc tế về gỗ xây dựng nhiệt đới
Bản tuyên ngôn các nguyên tắc về rừng của Liên Hiệp Quốc
Cần có những nỗ lực mạnh mẽ để ngăn chặn phá rừng
Cải thiện các biện pháp bảo vệ và bảo tồn rừng
Hạn chế buôn bán các chủng loại gỗ cây, các loài động vật đang bị đe doạ
áp dụng các biện pháp bảo vệ rừng để rừng có thể tồn tại bền vững
Cải cách thể chế trong lĩnh vực rừng, xây dựng một hệ thống chính sách về sử dụng rừng, cần được áp dụng ở tất cả các nước nhằm bảo vệ phần rừng và các chủng loại động thực vật còn lại
Tất cả đều thất bại - SOS !!!
Từ 1960 ? 2000: dân số thế giới tăng 2 lần. Năm 2005 khoảng 6,5 tỷ người
Vấn đề dân số nhìn từ khía cạnh môi trường toàn cầu
? Mỗi năm thêm một nước lớn !
Kịch bản phát triển dân số đến 2050 của Liên Hiệp Quốc
Kịch bản 1: dân số TG là 7,9 tỷ người (có thêm 3 châu Phi mới)
Kịch bản 2: 9,8 tỷ người
Kịch bản 3: 11,9 tỷ người
Dân số thế giới đạt mức nào tuỳ thuộc vào sự cam kết của cộng đồng thế giới
Hội nghị Quốc tế Dân số và Phát triển (ICDP) đưa ra kế hoạch hành động 20 năm được các nước tán thành ? năm 2001 đã có cơ sở tin rằng dân số TG năm 2050 sẽ thấp hơn 9,8 tỷ người (kịch bản 2 ).

Nếu thực hiện hiệu quả các mục tiêu về dân số, sức khoẻ, giáo dục và phát triển thì dân số năm 2050 có thể thấp hơn mức 7,9 tỷ người (kịch bản 1).
1969: Có 165 quốc gia tham gia Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin)
1972: Hội nghị Liên hiệp Quốc về môi trường và con người
1980: Chiến lược bảo tồn thế giới (IUCN)
1987: Báo cáo "Tương lai của chúng ta" Uỷ banThế giới về Môi trường và Phát triển (WCED)
1992: Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro (Braxin): 179 nước tham gia, thông qua Bản tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bền vững
1997: Hội nghị toàn cầu Kyoto (Nhật Bản) đưa ra kế hoạch tổng quát về giảm lượng khí thải độc hại, ngăn chặn hiệu ứng nhà kính
2000: Hội nghị Môi trường ở Hà Lan
2001: Hội nghị Môi trường toàn cầu ở Bonn (Đức)
2002: Hội nghị thế giới về phát triển bền vững ở Johannesburg (CH Nam Phi): 166 nước tham gia, thông qua Bản tuyên bố Johannesburg và bản kế hoạch thực hiện phát triển bền vững
Các công ước, chiến lược, chính sách về môi trường
Khẳng định: có tiến bộ quan trọng hướng tới việc đạt được sự hợp tác, sự đồng thuận toàn cầu trong thực hiện những cam kết về MT và PTBV tại các Hội nghị Stockholm (1972), Rio de Janeiro (1992).
Những thách thức toàn cầu: khoảng cách giàu - nghèo ngày một tăng, môi trường tiếp tục suy thoái, quá trình toàn cầu hoá.
Cam kết: chú trọng và quan tâm giải quyết các vấn đề đang đe doạ đến PTBV: nạn đói; ngoại xâm; xung đột vũ trang; buôn lậu thuốc phiện, vũ khí; tội phạm có tổ chức; khủng bố; kỳ thị chủng tộc, tôn giáo; dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS, sốt rét và lao.
Kêu gọi các nước phát triển thực hiện các mục tiêu quốc tế, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cam kết ủng hộ sự phát triển của các liên minh khu vực, quan tâm đến các nước kém phát triển. trong xây dựng chính sách và ra quyết định về PTBV.
Tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững
Những vấn đề môi trường mà Việt Nam
đang phải đối đầu
1- Nạn phá rừng - Sự giảm sút độ che phủ rừng
2- Thiếu nước ngọt và ô nhiễm nước ngọt
3- Tài nguyên đất xuống cấp
4- Khai thác quá mức tài nguyên sinh học
5- Môi trường biển và ven biển xuống cấp trầm trọng
6- Sức ép c?a dân số tăng nhanh
7- Ô nhiễm và suy thoái môi trường
...
Rất khó ước tính tổn thất rừng
Trung bình: m?i năm m?t 120.000-150.000 ha
Cả bản Phổ Cảo, Đồng Văn chỉ còn lại vũng nước này dùng cho ăn uống và mọi sinh hoạt
87
86
Nước ở miền núi vốn dồi dào, nhưng...

Năm 2005, hạn lớn ở nước ta, nhất là các tỉnh nam Trung bộ. 8 tháng không có mưa.
Phải chắt từng giọt nước quý giá
88
? Diện tích sử dụng đất trên đầu người ngày càng giảm
Đất nông nghiệp tốt đang chuyển dần
thành khu công nghiệp...
Dân số đông là một nhân tố gây sức ép mạnh lên tài nguyên và môi trường
Nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là miền núi, vùng sâu vùng xa
Không khí vùng nông thôn cũng không còn trong lành nữa
Làm gì để có thể sử dụng tài nguyên bền vững
và quản lý tốt môi trường
- Phải có thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp;
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đào tạo, giáo dục;
- Nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về BVMT, sử dụng hợp lý tài nguyên;
- Phát triển hệ thống quản lý nhà nước về BVMT và tài nguyên;
- Đưa công tác BVMT và tài nguyên vào hệ thống kế hoạch của nhà nước;
- Cần có đầu tư phù hợp;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Bảo vệ và phát triển rừng
Bảo vệ các loài, nhất là các loài nguy cấp
Thực thi pháp luật nghiêm túc
Nâng cao hiểu biết của mọi người về ĐDSH
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đào tạo và giáo dục
Đưa công tác bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Sự tham gia của cộng đồng như là một điều kiện bảo đảm thành công
Một số vấn đề cần quan tâm để góp phần phát triển bền vững:
Lý thuyết
Hiện nay
Cần phải thực hiện
Kinh tế
Kinh tế
Kinh tế
Xã hội
Xã hội
Xã hội
Môi trường
Môi trường
Môi trường
Để tiến tới Phát triển bền vững
VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”
Quyết định 1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”
Luật Bảo vệ môi trường 2005:
- Công dân VN được giáo dục toàn diện về MT nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức BVMT
- GD về MT là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông (Điều 107)
Chỉ thị 02/2005 của Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT: “…
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Nhiệm vụ trọng tâm công tác GDBVMT từ nay đến năm 2010 cho GD phổ thông là:
“ Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các họat động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.”
MỤC TIÊU GIÁO DỤC BVMT TRONG TRƯỜNG PT
Nhận thức
(biết)
Kỹ năng
(biết làm)
Thái độ
(biết xử lý)
- Dân số - Môi trường
- Sự ô nhiễm và suy thóai MT
- Các biện pháp BVMT
- Khái niệm: MT, hệ ST; các thành phần MT và mối quan hệ giữa các thành phần MT; phát triển bền vững…
- Yêu quý, tôn trọng thiên nhiên; yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa - Thân thiện với MT
- Quan tâm đến MT sống; giữ gìn vệ sinh, ATTP, ATLĐ
- Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT; phê phán hành vi gây hại cho MT.
-Phát hiện, ứng xử tích cực với các v/đ MT
-Hành động cụ thể BVMT
-Tuyên truyền, vận động BVMT
VỀ
MÔI TRƯỜNG

MÔI TRƯỜNG
TRONG
MÔI TRƯỜNG
NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC BVMT
GDBVMT là một lĩnh vực GD liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động.
Mục tiêu, nội dung, phương pháp GDBVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học  góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học
GDBVMT phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về MT và kỹ năng BVMT, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
GDBVMT phải gắn với tình hình thực tế MT ở địa phương
GDBVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kỹ năng, phương pháp hành động cụ thể
Tạo cơ hội cho HS chủ động, phát hiện các vấn đề MT, hướng giải quyết vấn đề
GDBVMT phải bảo đảm kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không quá tải (kiến thức, thời gian)
PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC BVMT
TÍCH HỢP
+ 3 mức độ: Toàn phần – Bộ phận – Liên hệ
+ Các môn học có nhiều cơ hội tích hợp (Sinh, Hóa, Địa, Văn,
GDCD, Lý, Công nghệ,…)
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI LỚP HỌC
+ Câu lạc bộ MT
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề
+ Điều tra, khảo sát, n/cứu tình hình MT địa phương
+ Hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường
+ Tổ chức thi tìm hiểu về MT
+ Hoạt động truyền thông…
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BVMT
PP tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu
PP thí nghiệm
PP hoạt động thực tiễn
PP giải quyết vấn đề cộng đồng
PP học tập theo dự án
PP nêu gương
PP tiếp cận kỹ năng sống BVMT
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)