TÍCH CỰC HỌC MÔN ĐỊA LÝ 9

Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn | Ngày 16/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: TÍCH CỰC HỌC MÔN ĐỊA LÝ 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giảI quyết vấn đề trong môn địa lý lớp 9

Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh chính là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực và lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà người giáo viên phải tổ chức được tình huống có vấn đề giúp học sinh nhận thức được tình huống, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá trình hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.
Các bước thực hiện như sau:
1. Xây dựng tình huống có vấn đề.
Trong một tiết lên lớp để tạo nên tình huống có vấn đề, trước hết cần: tìm hiểu vấn đề, sau đó xác định được vấn đề cần giải quyết, đưa ra những giả thiết khác nhau để giải quyết vấn đề, thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất, hiệu quả nhất.
Ví dụ: Khi dạy bài “Vùng đồng bằng Sông Cửu Long” (Phần các ngành kinh tế). Đây là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của cả nước. Giáo viên phải xây dựng được vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết là: Vì sao Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta?
Để giải quyết được vấn đề này học sinh phải dựa vào các điều kiện tự nhiên – xã hội đã học ở lớp 8 và phần đầu của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long để hoàn thành nội dung theo yêu cầu.
2. Giải quyết vấn đề.
Sau khi đã tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành giải quyết từng vấn đề. Tùy theo từng nội dung cần giải quyết mà áp dụng mức độ phù hợp từ dễ đến khó, theo các cách sau:
2.1. Mức độ 1: Nếu những nội dung giáo viên đưa ra khó học sinh không tự giải quyết được giáo viên nên áp dụng như sau:
Giáo viên đặt vấn đề rồi nêu cách giải quyết.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
2.2. Mức độ 2: Với câu hỏi ở mức độ dễ hơn, thì:
Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề.
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
2.3. Mức độ 3:
Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống.
Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn giải pháp.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần.
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Như vậy, trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề giá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: 260,31KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)