THU VIEN CAU HOI DIA LI 9 NAM HOC 2016-2017

Chia sẻ bởi Bùi Ngọc Tuấn | Ngày 16/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: THU VIEN CAU HOI DIA LI 9 NAM HOC 2016-2017 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

MÔN HỌC: ĐỊA LÍ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
* Chuẩn cần đánh giá: Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất:
A. thâm canh lúa nước với trình độ cao.
B. công nghiệp và dịch vụ.
C. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công truyền thống.
D. nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản.

GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. C


Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: Địa lí dân cư
* Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Số lượng các dân tộc của nước ta hiện nay là
A. 52. B. 54. C. 56. D. 64.

GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. B


Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: Địa lí dân cư
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 3. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày khái quát về sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3.
Khái quát tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta:
- Người Việt ( Kinh) phân bố rộng khắp trong cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Có trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp có người Tày, Nùng ( tả ngạn sông Hồng), người Thái, Mường ( hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả)... Ở sườn núi cao 700-1000m có người Dao. Trên các vùng núi cao có người Mông.
+ Trường Sơn – Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc, cư trú thành từng vùng khá rõ rệt: Đăk Lăk có người Ê-đê, Kon Tum và Gia Lai có người Gia-rai, Lâm Đồng có người Cơ-ho...
+ Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm và người Khơ-me cư trú thành dải hoặc xem kẽ với người Việt. Người Hoa sống tập trung ở các đô thị.
- Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đang thay đổi.


Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: Địa lí dân cư
* Chuẩn cần đánh giá: Thu thập thông tin về một dân tộc.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 4. Em hãy thu thập thông tin về một dân tộc ở Việt Nam theo gợi ý sau:

GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. Học sinh thu thập thông tin thông qua bài học, tư liệu hoặc một dân tộc ở địa phương học sinh cư trú theo gợi ý sau:
Dân tộc, ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán, địa bàn cư trú.


Bài 2. Dân số và gia tăng dân số
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 2. Dân số và gia tăng dân số
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta: dân đông, gia tăng dân số nhanh; dân số trẻ, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi; nguyên nhân và hậu quả
* Mức độ: nhận biết- thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta có đặc điểm là :
A. già và ổn định.
B. trẻ và ổn định.
C. già nhưng đang trẻ dần.
D. trẻ nhưng đang già dần.
Câu 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ?

GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. D
Câu 2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Ngọc Tuấn
Dung lượng: 914,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)