Tham luan

Chia sẻ bởi Phạm Trâm | Ngày 28/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: tham luan thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
CHÀO MỪNG HỘI NGHỊ CB-CNVC
NĂM HỌC: 2011-2012
THAM LUẬN:
M?T VÀI PHƯƠNG PHÁP TĂNG SỰ SINH ĐỘNG TRONG GIỜ HỌC MÔN NGỮ VĂN

NGƯỜI TRÌNH BÀY: PHẠM TRÂM
I.THỰC TRẠNG
Trọng tâm mục tiêu việc xây dựng môi trường : "trường học thân thiện ,học sinh tích cực" là nâng cao chất lượng giảng dạy
Thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay, khả năng tự tìm hiểu kiến thức của học sinh khá cao.
Lối học: Thầy giảng- Trò nghe, Thầy đọc- Trò ghi không còn hấp dẫn với HS nữa,đặc biệt môn ngữ văn - một bộ môn đòi hỏi sự hứng thú khi tiếp nhận
CNTT kết hợp với các phương pháp dạy học theo định hướng tích cực sẽ góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Đặc trưng của môn ngữ văn, thông qua bài học giáo dục cho HS tình yêu cuộc sống, hướng các em tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Nếu GV chỉ giảng dạy theo lối áp đặt thì hiệu quả không cao. Rất cần thiết việc áp dụng công nghệ thông tin như giáo án điên tử ,sử dụng đồ dùng day học,nghệ thuật thuyết giảng,óc hài hước kết hợp đổi mới phương pháp dạy học sẽ làm tăng sự sinh động cho giờ hoc,cuốn hút HS theo dõi và ghi nhớ bài học.
Thực tế giảng dạy cho thấy nếu biết lựa chọn đúng phương pháp kết hợp CNTT ,phương pháp linh hoạt,đồ dùng dạy học phong phú .thì buổi học sẽ vô cùng sinh động, kiến thức đến với HS một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn.
Nếu hình dung giờ học như một buổi hòa nhạc, mà GV khéo léo thành thục như một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc thì việc tiếp thu kiến thức sẽ tạo được sự hứng thú và ấn tượng cho HS.
1. Thuận lợi
Với môn ngữ văn, việc sưu tầm , tìm kiếm , tài liệu minh họa khá dễ dàng và phong phú.
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống nên rất dể để thông qua trình chiếu powerpoint liên hệ giáo dục đạo đức , kĩ năng sống cho HS.
Hình ảnh minh họa sinh động kết hợp âm thanh khéo léo sẽ tạo được hiệu ứng thẩm mỹ, để HS cảm thụ tốt tác phẩm văn học.
Sử dụng như một đồ dùng dạy học như:tranh ảnh,báo chí,những câu chuyện vui,dí dỏm hỗ trợ đắc lực cho giờ học vừa nhẹ nhàng và sinh động vừa tăng tính tích cực trong giờ học cho HS.
Hầu hết GV có tâm huyết với nghề , nhiệt tình,ham học hỏi.
Đa số HS có động cơ học tập tích cực và ham thích khám phá kiến thức một cách mới mẻ
Sự sinh động của giờ học sẽ lôi cuốn một bộ phận HS yếu kém hoạt động.

2.Khó khăn

Sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị phục vụ áp dụng CNTT còn hạn chế, nhiều trường chưa có máy tính, máy chiếu, phòng chức năng.
Đồ dùng dạy học,tài liệu tham khảo cho GV dạy bộ môn Ngữ văn rất ít.
Một bộ phận GV còn e ngại trong việc áp dụng CNTT vào dạy học vì: tốn nhiều thời gian chuẩn bị, không có kinh phí hỗ trợ sắm sửa ĐDDH.
.

Các giờ học sử dụng CNTT còn hạn chế, HS còn khá lạ lẫm ,một bộ phận HS bị hấp dẫn bởi hình ảnh,âm thanh nên chỉ biết xem, nghe mà quên ghi chép, phân tích.
HS ít yêu thích và không có năng khiếu môn văn nên lười học, không đầu tư thời gian tìm hiểu.

II. MỤC ĐÍCH
Sử dụng ĐDDH,đổi mới PPDH hỗ trợ, kích thích HS sự hứng thú và chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức, qua đó bồi bổ cho các em tình yêu văn chương và cuộc sống.
Thông qua giờ học lồng ghép giáo dục cho HS kĩ năng,đạo đức, ứng dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống
Giúp HS làm quen với cách học mới ,năng động, tiên tiến, rèn cho các em khả năng cảm nhận văn chương cuộc sống một cách tinh tế.
Nâng cao khả năng sử dụng vi tính của GV. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng môi trường thân thiện, khuyến khích HS phát triển năng lực toàn diện.
III. PHƯƠNG PHÁP
GV tìm kiếm tài liệu minh họa,thiết kế giáo án,kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, hướng HS chủ động nắm bắt kiến thức.
Lựa chọn tiết học phù hợp để soạn giáo án điện tử.
Chỉ trình chiếu những hình ảnh, tư liệu minh họa, không nên lạm dụng mà chỉ dùng máy chiếu như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc truyền đạt kiến thức.
Giao nhiệm vụ chuẩn bị ĐDDH cho HS,dạy học theo hợp đồng.
Thay đổi PPDH từ khâu KT bài cũ đến tiến trình tổ chức các hoạt động khác.
III. PHƯƠNG PHÁP
Thỉnh thoảng sử dụng âm thanh vào khâu đọc văn bản,văn mẫu hoặc ngâm thơ tạo sự mới lạ, hấp dẫn HS.
Chỉ xem phần trình chiếu là bảng phụ,GV vẫn phải ghi bảng sườn bài để HS nắm nội dung chính.
Sử dụng CNTT vào việc trình chiếu các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học, hoặc cho HS tự đóng tiểu phẩm tái hiện tác phẩm .
Không nên quá trung thành với SGK ,mạnh dạn đưa các ví dụ tương tự mà gần với cuộc sống giúp các em hiểu bài nhanh hơn.
Sưu tầm và kể cho HS nghe các câu chuyện vui phù hợp với bài học.
IV. VÍ DỤ MINH HỌA
Soạn giáo án điện tử cho tiết :121-Văn bản "SANG THU"- HỮU THỈNH (ngữ văn 9)
Chuẩn bị thiết kế trò chơi "giải ô chữ" cho phần kiểm tra bài cũ.Chuẩn bị một vài phần thưởng nhỏ khích lệ HS tìm được từ khóa
Sưu tầm những hình ảnh về mùa thu để giới thiệu bài mới.
Chèn những khúc nhạc thu để tạo cảm hứng cho HS.
Thiết kế các câu hỏi chính,bài tập và những hình ảnh minh họa cho nội dung bài học.
Sưu tầm những hình ảnh,bản nhạc về mùa thu Ninh Thuận cho phần liên hệ giáo dục đạo đức HS.
Sử dụng kĩ thuật dạy học KWL hướng dẫn HS chủ động tiếp cận tác phẩm.
IV.KIẾN NGHỊ
1. Các cấp lãnh đạo:
Quan tâm hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị ,ĐDDH phục vụ giảng dạy.
Phổ cập tin học cho GV, tập huấn soạn giáo án bằng powerpoint.
Tổ chức thao giảng, hội giảng, hội thi sử dụng giáo án điện tử và có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời.
Nâng cao chất lượng đời sống đội ngũ GV

2. Giáo Viên
Tự tìm tòi học hỏi, nâng cao nghiệp vụ.
Lựa chọn các tiết học phù hợp , đầu tư soạn giáo án để thay đổi không khí lớp học.
Tìm kiếm tư liệu minh họa sinh động bài học.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và thay đổi cách kiểm tra đánh giá theo định hướng tích cực.
Bài tham luaän cuûa toâi xin tạm dừng tại đây. Xin gửi tới các quí vò ñaïi bieåu và các thầy cô lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt!
Xin chân thành cảm ơn!
Taïm bieät!!!chuùc quyù vò ñaïi bieåu, quyù thầy cô sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt!
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trâm
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)