THAM KHẢO HSG ĐỊA 9

Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn | Ngày 16/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: THAM KHẢO HSG ĐỊA 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
Năm học 2011-2012
Môn Địa Lí
Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian phát đề)
Câu 1(3,0 điểm):
Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày – đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực diễn ra như thế nào? Tại sao?
Câu 2(4.0điểm) :
Dựa vào At –Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục và các kiến thức đã học em hãy cho biết:
a)Xác định vị trí, đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc. Ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi của Bắc Trung Bộ.
b) Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.
Câu 3(3.0điểm) :
Trình bày đặc điểm hải văn của vùng biển nước ta ? Cho biết vai trò của biển đối với tự nhiên và kinh tế – xã hội nước ta ?
Câu 4 (4,0điểm):
a)Tại sao nói việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì?
b) Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
Câu 5(6,0điểm):
Cho bảng số liệu dưới đây:
Diện tích, sản lượng lúa cả năm của nước ta thời kì 1997-2007.

Năm
Diện tích ( nghìn ha)
Sản lượng ( nghìn tấn)

1997
1998
2000
2002
2005
2007

7099,7
7362,7
7666,3
7700,0
7329,0
7207,0
27523,9
29145,5
32529,5
34454,4
35832,0
35942,0


Tính năng suất lúa các năm trên.
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong thời kì trên.
Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng đó.

(Học sinh được sử dụng At –Lát Địa Lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục.)










ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn Địa Lí 9
Câu 1(3,0 điểm):
Ở xích đạo:
Tất cả các ngày (21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ) đều có độ dài ngày- đêm bằng nhau do trục Trái đất và mặt phẳng phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau vào bất cứ thời gian nào trong năm. (0,25 đ)
Ở các chí tuyến và các vòng cực:
Ngày 21/3 và 23/9:
Độ dài ngày- đêm bằng nhau do vào hai ngày này Trái đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với Xích đạo nên mọi nơi đều có số giờ chiếu sáng như nhau. (0,25 đ)
Ngày 22/6 và 22/12:
Độ dài ngày- đêm trên các chí tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau. (0,25 đ)
Ngày 22/6:
+ Chí tuyến Bắc: Ngày dài hơn đêm. (0,25 đ)
+ Chí tuyến Nam: Đêm dài hơn ngày. (0,25 đ)
+ Ở vòng cực Bắc:Có ngày không có đêm ( Ngày dài 24 giờ) (0,25 đ)
+ Ở vòng cực Bắc:Có đêm không có ngày ( Đêm dài 24 giờ) (0,25 đ)
Nguyên nhân:
Ngày 22/6:
-Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. (0,25 đ)
-Nửa cầu Nan chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên đêm dài hơn ngày. (0,25 đ)
-Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng- tối, nên có hiện tượng ngày kéo dài suốt 24 giờ. (0,25 đ)
-Vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau trước đường phân chia sáng- tối, nên có hiện tượng đêm kéo dài suốt 24 giờ. (0,25 đ)
Ngày 22/12:
Hiện tượng chêch lệch độ dài ngày- đêm ở các chí tuyến và các vòng cực diễn ra ngược lại với ngày 22/6(0,25 đ)
Câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: 63,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)