Tập huấn trương học thân thiên

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 12/10/2018 | 146

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn trương học thân thiên thuộc Hoạt động NGLL 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG HỌC
THÂN THIỆN
HỌC SINH TÍCH CỰC
1. Bối cảnh và sự cần thiết xây dựng nhà trường thân thiện...

-Xu hướng thế giới: cải cách GD theo hướng tạo môi trường học tập an toàn ( Mỹ: nhà trường không bạo lực, không ma tuý)
- Phổ cập GD THCS: hiện Việt nam đang tiến hành thực hiện phổ cập GD THCS trên toàn quốc, và đã đạt nhiều tiến bộ. Tuy nhiên về mặt chất lượng GD vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các nhóm dân cư
- Thực trạng trẻ bỏ học, bị xâm hại, bạo lực nhà trường
- Thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt nam đã ký kết
Phần I. Giới thiệu chung
Một số xu hướng thế giới
- Chú trọng tăng cường môi trường học tập an toàn (không ma tuý, không bạo lực,...)
- Nhấn mạnh việc hình thành và trau dồi tính sáng tạo, sự độc đáo của các cá nhân HS trên cơ sở chú trọng phát huy năng lực, sở trường tạo môI trường học tập nhân văn hoá và hướng vào cá nhân người học
- Tăng cường mối liên hệ nhà trường với gia đình, cộng đồng XH
- GD toàn diện, song không nặng quá về thành tích học tập, hay nội dung hàn lâm (Luật GD Thái Lan qui định: GD nhằm mục đích phát triển toàn diện con người: thể lực, tinh thần, trí tuệ, kiến thức, đạo đức, và cách sống hoà hợp với mọi người)
Nhật bản & Hàn quốc:
Nhật bản : thành công trong đảm bảo cơ hội GD bình đẳng, đạt chuẩn cao
Lơ là sự phát triển về mặt XH và tinh thần, quá chú trọng đến chương trình hàn lâm và kết quả học tập.
Các vấn đề: tự tử, chán học, bạo lực
Cải cách GD (từ 1984) theo hướng:
Nhấn mạnh vào cá nhân HS
Chú trọng đến các nội dung cơ bản
Trau dồi tính sáng tạo, năng lực tư duy và diễn đạt
Mở rộng cơ hội lựa chọn
Nhân văn hoá môI trường giáo dục
Học suốt đời
Quốc tế hoá
CNTT
Hàn quốc: Phổ cập GDTH, chú trọng đầu tư GD -> sản xuất ra nguồn nhan lực dồi dao và bùng nổ kinh tế
Các vấn đề GD: hạn chế sự phát triển sáng tạo của cá nhân HS, sự đáp ứng các nhu cầu và năng lực độc đáo của HS; sự phát triển về tinh thần và nhân cách (chống đối nhà trường, GV, thờ ơ với học tập, các vấn đề về hành vi)
Cải cách (từ 1994): tăng cường các chương trình trau dồi tính nhân văn, sáng tạo, XD nhà trường và cộng đồng tự chủ
Trung Quốc
Cải cách chương trình bao gồm những nỗ lực vượt qua mục đích đõ đại học, đưa nhiều hơn các môn nhân văn, nghệ thuật, chú trọng nhấn mạnh giỏo d?c công dân, áp dụng dạy học tích cực, khuyến khích tranh luận trong lớp, đưa các PP mang tính hướng vào tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế, giải quyết vấn đề và sáng tạo là hai năng lực mà cuộc cải cách này hướng vào.
"Các nhà cải cách đang tìm cách khắc phục tính thiếu sáng tạo của HS, sự quá chú trọng đến thi cử, kiểm tra, học v?t thay vì vận dụng kiến thức, và sự xa rời giữa học ở nhà trường với thực tế cuộc sống" (Yong Zhao- GS ĐH Michigan)
Nhà trường thân thiện là mô hình khá toàn diện đảm bảo các điều kiện dẫn tới sự giáo dục có chất lượng. Mô hình nếu được thực hiện tốt sẽ bảo đảm được vấn đề tiếp cận giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục, môi trường giáo dục, các vấn đề về bình đẳng giới và cùng tham gia

Tru?ng h?c thõn thi?n l� m?t mụ hỡnh tru?ng h?c do Qu? Nhi d?ng Liờn h?p qu?c (UNICEF) d? xu?ng, xõy d?ng v� tri?n khai t? v�i th?p k? qua ? nhi?u nu?c trờn th? gi?i v� dó thu du?c nh?ng k?t qu? t?t d?p. B? GD-DT dó ph?i h?p v?i UNICEF t? ch?c thớ di?m xõy d?ng mụ hỡnh tru?ng h?c thõn thi?n t?i 50 tru?ng THCS va` nam nay quy?t d?nh m? r?ng mụ hỡnh n�y ? cỏc c?p h?c d? t? dú cỏc d?a phuong ti?p t?c nhõn r?ng.
2. Khái niệm về THTT:
Trường học thân thiện là nhà trường được xây dựng theo cách tiếp cận tôn trọng quyền trẻ em nhằm làm cho HS khoẻ mạnh, hài lòng với việc học tập trên cơ sở GV nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Trường học thân thiện cung cấp một cách tiếp cận toàn diện đến GD chất lượng”
“NTTT là nhà trường có môi trường học tập bảo đảm các quyền của trẻ em”
*Tôn tr?ng quy?n tr? em
Cách tiếp cận tôn trọng quyền trẻ em cho rằng phát triển phải được xem như quyền, và các nỗ lực phát triển giáo dục cần thu hút được sự tham gia (cña HS, GV, XH, céng ®ång)
Nhµ tr­êng lµ m«i tr­êng gióp trÎ em ®­îc thùc hiÖn c¸c quyÒn trÎ em mét c¸ch tèt nhÊt: quyÒn ®­îc häc tËp, ®­îc ph¸t triÓn, ®­îc tham gia ®Ó cã ®ñ c¸c kiÕn thøc kü n¨ng s½n sµng tham gia hoµ nhËp vµo ®êi sèng XH, céng ®ång.
Quyền trẻ em &
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em
Quyền trẻ em: là tất cả những gì trẻ em cần để được sống và lớn lên một cách lành mạnh, an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em tham gia tích cực vào quá trình phát triển, thay vì nhận sự ban phát từ người lớn

Công ước quốc tế về Quyền trẻ em: Luật quốc tế bảo vệ quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản được LHQ thông qua năm 1989
(ViÖt Nam – 20/12/1990)
Quyền sống: Quyền trẻ em được sống và đảm bảo những nhu cầu tối thiểu nhất để tồn tại, bao gồm: mức sống đầy đủ tối thiểu, nơi ở, dinh dưỡng, và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Quyền được phát triển: trẻ em được quyền yêu cầu những điều giúp trẻ phát triển đầy đủ các tiềm năng, ví dụ quyền được hưởng giáo dục, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, tự do tín ngưỡng
Quyền được bảo vệ: Trẻ em phải được bảo vệ trước các hình thức lạm dụng, bỏ mặc, bóc lột và các tệ nạn
Quyền được tham gia: Trẻ em có quyền tham gia các hoạt động XH, quyền được biểu đạt, có ý kiến về những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ, quyền tham gia học hỏi chuẩn bị cho cuộc sống sau này.

3. Các yêu cầu của trường học thân thiện
- Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, nhất là tiểu học, THCS là các cấp phổ cập, đến trường.
- Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên.
- Có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời.
- Có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh.
- Có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v…
- Chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn.
- Là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương… cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường.
- Tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ.
MÔ HÌNH HÓA MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRONG NỘI DUNG CỦA TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
Môi trường học tập
MôI trường nơI diễn ra quá trình học tập đóng vai trò quan trọng đối với việc học tập hiệu quả.
Nhà trường
Tiếp nhận
Trẻ khuyết tật:
khoảng 1,2 triệu (Bộ LĐTBXH, 2003)
Tỷ lệ khuyết tật ở vùng nông thôn cao hơn thành thị (Bộ LĐTBXH/UNICEF)
49% người khuyết tật chưa hoàn thành bậc tiểu học, 34% mù chữ (NSDC, 2003)
Hiệu quả giáo dục








Học tập & phát triển
Kinh nghiệm học tập sẵn có
Hiểu biết về quá trình học tập
Các biện pháp thưởng phạt
Các khó khăn cản trở việc học tập
Kỹ năng học tập
Phong cách học tập
Tác động của bạn bè
Tác động của GV
Phương pháp học tập
MôI trường văn hoá
Nội dung
Các cơ hội
Nhận thức về nhu cầu
Môi trường lành mạnh, an toàn, hỗ trợ và bảo vệ
Môi trường tâm lý
MôI trường hôm nay -
tiến bộ ngày mai
Động cơ
Sự thi đua
Giao tiếp
thoảI mái, cởi mở
Hình thành niềm tin vào bản thân và vào những người khác
Chấp nhận sự hoài nghi
Hoan nghênh & tiếp nhận ý tưởng khác biệt
Tìm tòi phát hiện
Mới mẻ
Độc đáo
Có quyền mắc sai lầm
Tôn trọng cá nhân
Hoạt động
Sáng tạo
Thể hiện năng lực
Nguồn: Michel Daineault, Pedagogie Interactive et la Psychologie du Development, 1998, tr.14
Cùng tham gia
Tóm lại:
Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp THCS của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ.
Toàn bộ nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực có thể tóm tắt trong mấy chữ :
-Thân thiện
-An toàn
-Bình đẳng
-Hiệu quả
Do nội dung của “Trường học thân thiện” khá phong phú, nên trước mắt Bộ GD-ĐT sẽ tập trung vào 3 nội dung trọng tâm của Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện”, cụ thể:
1. Học tốt: Động viên và tiếp nhận tất cả trẻ em ở độ tuổi đến trường, đảm bảo học tập hết cấp học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng trường học khang trang xanh - sạch - đẹp; thầy đổi mới phương pháp dạy học, trò học tập hứng thú; giảm lưu ban, bỏ học để nâng cao hiệu quả giáo dục.
2. Đẩy mạnh việc “chơi mà học”: Nâng cao chất lượng các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ, vui chơi trong đó coi trọng việc đưa trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học phù hợp với lứa tuổi vào nhà trường.
3. Mỗi trường học là một địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hoá, lịch sử: Động viên học sinh tham gia chăm sóc các công trình văn hoá lịch sử của đất nước, mỗi nhà trường nhận hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo một số khu di tích lịch sử, văn hoá, tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc cho đường phố, ngõ xóm sạch sẽ.

PHẦN II:
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ GIAI ĐOẠN 2008-2013
1. Mục tiêu:
a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

2. Yêu cầu
a) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
b) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
c) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
d) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.
đ) Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
3. Nội dung trọng tâm
a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
- Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
c) Kế hoạch thực hiện cụ thể trong năm học 2008-2009
Trong năm học 2008- 2009, ngoài việc xây dựng kế hoạch thực hiện môi trường sư phạm đảm bảo an toàn, trật tự; an ninh, chính trị; thân thiện, gắn bó với học sinh; học sinh đến trường học tập trong không khí vui tươi lành mạnh, được khuyến khích sáng tạo, rèn luyện sức khỏe, được tổ chức các hoạt động vui chơi tích cực, chơi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, góp phần phát huy, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương; các trường học thuộc các cấp học, bậc học tập trung giải quyết 3 vấn đề:
- Mỗi nhà trường đều có nhà vệ sinh và tổ chức cho học sinh thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ,
- Các trường Tiểu học, THCS nhận chăm sóc một di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng hoặc nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm ở xã, phường; trường THPT nhận chăm sóc một di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng hoặc nghĩa trang liệt sĩ ở huyện, thành phố nơi trường đóng, thông qua hoạt động này để giáo dục đạo đức và truyền thống cho học sinh,
- Từng nhà trường của từng cấp học nghiên cứu đưa các trò chơi dân gian hoặc các hoạt động vui chơi tích cực khác vào trong trường, tạo điều kiện cho các em có nhiều thời gian tham gia các hoạt động tập thể bổ ích tại trường.
Chỉ đạo điểm: Chọn mỗi cấp học 03 trường để chỉ đạo điểm, đồng thời phát động rộng rãi trong tất cả các trường học.
-THCS: Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu, Phù Đổng.
-Tiểu học:Nguyễn Công Sáu (điểm của tỉnh)
-Mầm non:
Chỉ tiêu cần đạt: Cuối năm học 2008-2009 có từ 6 đến 10 trường đạt được các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực
*Các bước tiến hành xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Thảo luận trong Hội đồng sư phạm để quyết định tham gia.
Xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo
Làm tốt công tác tuyên truyền.
Triển khai, chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Thường xuyên kiểm tra, kịp thời đúc rút kinh nghiệm để bổ sung kế hoạch và chỉ đạo thực hiện
Chân thành cảm ơn !
Chúc sức khoẻ, hạnh phúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 268,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)