Tập huấn kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức kỹ năng môn Thủ cống, Kĩ thuật
Chia sẻ bởi Bùi Thị Tiến |
Ngày 12/10/2018 |
132
Chia sẻ tài liệu: tập huấn kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức kỹ năng môn Thủ cống, Kĩ thuật thuộc Kĩ thuật 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NÚI THÀNH
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
NGƯỜI BÁO CÁO: BÙI THỊ TIẾN
Núi Thành, ngày 12,13 tháng 8 năm 2009
Phần I : Hướng dẫn thực hiện dạy học theo chuẩn KTKN mônThủ công, Kĩ thuật
Phần II: Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KTKN môn Thủ công, Kĩ thuật
A. Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Thủ công, Kĩ thuật
Chương trình là pháp lệnh, bao gồm 5 thành tố:
Mục tiêu (phát triển con người)
Nội dung (Cơ bản + Phát triển)
Yêu cầu cần đạt (Chuẩn KT,KN)
Phương pháp dạy học (Con đường đạt đến mục đích)
Đánh giá
I/ Mục tiêu môn Thủ công, Kĩ thuật
Về kiến thức :
Biết sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản để: cắt một số hình đơn giản bằng giấy, bìa, cắt, khâu, thêu trên vải, nấu ăn, chăm sóc rau hoa, vật nuôi, lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Biết mục đích, cách tiến hành một số công việc lao động đơn giản trong gia đình: cắt, khâu, thêu, nấu ăn, chăm sóc rau hoa và vật nuôi.
Về thái độ :
- Yêu lao động và quý trọng sản phẩm lao động. Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và thói quen làm việc theo quy trình.
- Có ý thức tự phục vụ, hợp tác với bạn bè và giữ gìn môi trường sạch đẹp.
Về kĩ năng :
- Xé, gấp, cắt, đan, dán được một số hình, chữ cái và đồ chơi đơn giản từ giấy bìa.
- Làm được một số công việc lao động đơn giản trong gia đình và lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật.
II / Nội dung môn Thủ công, Kỹ thuật:
* Kế hoạch dạy học :
* Nội dung dạy học từng lớp:
Lớp1- Thủ công
Xé, dán giấy
Gấp hình
Cắt, dán giấy
Lớp 2- Thủ công
Kĩ thuật gấp hình
Phối hợp gấp, cắt, dán hình
Làm đồ chơi
Lớp 3- Thủ công
Làm đồ chơi đơn giản
Căt, dán chữ đơn giản
Đan nan
* Lớp 4- Kĩ thuật
- Cắt, khâu
- Thêu
- Trồng rau, hoa
- Lắp ghép mô hình cơ khí
Lớp 5 – Kĩ thuật ( 35/ 70 tiết )
Khâu, thêu
- Nấu ăn
Nuôi gà
Lắp ghép mô hình cơ khí
- Lắp ghép mô hình điện
*Chuẩn kiến thức, kỹ năng
Thảo luận : Chia 5 nhóm
1/Thế nào là Chuẩn KTKN? (N1)
2/ Sự khác nhau giữa SGK, SGV và Chuẩn?
(N2&N3)
3/ Thực trạng dạy học môn TC,KT hiện nay ? (N4&N5)
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cả cấp học.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn SGK, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục.
III/ Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Tối thiểu
Cơ bản
*Sách giáo khoa
* Chuẩn và SGK
SGK: tài liệu tiếp nối chương trình, cụ thể hoá những quy định của chương trình về mục tiêu bộ môn, phạm vi, số lượng, mức độ các đơn vị kiến thức, định hướng về PPDH, gợi ý tổ chức các hoạt động học tập.
- Căn cứ để biên soạn SGK là chương trình (cụ thể là Chuẩn):
+ Mục đích, yêu cầu của Chuẩn được thể hiện trong mục tiêu và nội dung bài học trong SGK.
*Chuẩn và SGK
+ Tuy nhiên, mục tiêu của SGK là mọi đối tượng HS với những khả năng và điều kiện học tập không giống nhau. Vì vậy, trên cơ sở Chuẩn, SGK còn có một số nội dung kiến thức, kĩ năng có tính "mở rộng, phát triển".
*Dạy học
Theo SGK: (nhầm lẫn SGK là pháp lệnh)
-> Khó, dài, nặng
-> Quá tải (GV và HS)
Theo chương trình (C.trình là pháp lệnh)
Đảm bảo nội dung
Dạy theo chuẩn + đánh giá theo chuẩn
Thực hiện chuẩn KTKN
2. Cấu trúc tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Th? cụng, ki thu?t
Tuần
Tên bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
- Cột Tuần, Tên bài dạy ghi rõ nội dung bài học ở từng tuần theo các chủ đề của môn học được quy định trong chương trình GDPT cấp Tiểu học( Ban hành kèm theo QĐ 16/ 2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 ). Nội dung bài học, thời gian bài học của mỗi tuần được điều chỉnh cho phù hợp với HS vùng miền. Sự điều chỉnh này đã có văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT có CV 896 ngày 13/2/2006 về điều chỉnh việc dạy học cho HS tiểu học, CV 9832 ngày 01/9/2006 về HD thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5 .
Những bài học trong thời gian 2 tiết / 2 tuần, thực hành 2 sản phẩm sẽ được tách thành 2 bài học, mỗi bài 1tiết/tuần và thực hành 1 sản phẩm .
Ví dụ : Bài Xé dán hình chữ nhật, hình tam giác lớp 1 được tách thành 2 bài : Xé, dán hình chữ nhật (1 tiết)và Xé, dán hình tam giác (1 tiết).
Cột yêu cầu cần đạt đối với từng bài học là Chuẩn (cơ bản, tối thiểu) mà tất cả HS cần phải đạt được và có thể đạt được, không yêu cầu HS phải làm được sản phẩm ở mức độ tối đa.Trong thời gian nhất định ở trên lớp, HS biết cách thực hiện, có hứng thú thực hành để làm ra sản phẩm đạt được ở mức độ nhất định. Chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên sau một giai đoạn học tập, sau mỗi chủ đề của môn học(tuyệt đối không để học sinh phải đem về nhà nhờ anh chị hoặc bố mẹ làm thay) . Điều quan trọng là HS biết mục đích của công việc, biết cách làm ra sản phẩm và yêu thích công việc đó để làm.
* Đối với sản phẩm Thủ công, mức độ yêu cầu về sản phẩm thực hành của HS rất đơn giản, chưa yêu cầu “hoàn mĩ’: sản phẩm xé được có thể chưa tròn, chưa thẳng, còn răng cưa hay chưa đều,...
* Cột Ghi chú gồm những điểm lưu ý khi thực hiện chuẩn. HS khéo tay làm được sản phẩm nhanh hơn,cân đối hơn, thẳng hơn, đẹp hơn, các em có thể làm được thêm sản phẩm sáng tạo hơn, khác với sản phẩm được GV hướng dẫn. Vì vậy, cột Ghi chú của các bài thực hành thường khuyến khích HS khéo tay đạt mức độ cao hơn so với chuẩn.
B.Đánh giá theo chuẩn KTKN môn Thủ công, Kĩ thuật
Thảo luận : Nhóm đôi
Những yêu cầu, nội dung khi đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn KTKN?
Một số lưu ý khi đánh giá theo chuẩn KTKN
Đánh giá bằng nhận xét :Cần
+ Bám sát chuẩn
+ Giảm bớt tiêu chí, minh chứng
+ Giảm bớt yêu cầu cần đạt
Đánh giá bằng nhận xét : Mức độ : Hoàn thành tốt ( A+) , Hoàn thành ( A ), Chưa hoàn thành ( B )
Đánh giá theo chuẩn KTKN
Đánh giá kết quả học tập của HS cần đánh giá trên cả ba mặt: Kiến thức, kĩ năng, thái độ và kết hợp tự đánh giá của HS với đánh giá của GV.
- Đánh giá kiến thức : Ngoài những cách đánh giá thông thường như vấn đáp, ra câu hỏi, bài tập,...GV cần tăng cường đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.
Đánh giá theo chuẩn KTKN
- Đánh giá kĩ năng: Học sinh phải hoàn thành ngay sản phẩm tại lớp học. Kĩ năng của HS được đánh giá qua sản phẩm các em tự làm được hoặc công việc đã hoàn thành so với chuẩn quy định.
- Đánh giá thái độ: được đánh giá qua quá trình học tập, thói quen làm việc theo quy trình, đúng kế hoạch, tính kỉ luật, tinh thần hợp tác, say mê công việc, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Đánh giá theo chuẩn KTKN
GV đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét và thực hiện ngay trên lớp. Khi đánh giá kết quả học tập GV cần động viên HS là chính, khuyến khích HS khéo tay phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo, làm cho tất cả HS đều thích học, có ý thức học môn Thủ công, Kĩ thuật.
GV cần nắm vững Chuẩn KTKN, căn cứ vào yêu cầu cần đạt sau mỗi bài học để dánh giá HS, không giao bài tập cho HS về nhà làm rồi đem đến lớp để đánh giá.
Kính chúc quý thầy giáo, cô giáo
sức khỏe và hạnh phúc.
Chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Tiến
Dung lượng: 188,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)