TAP HUAN BIEN DAO

Chia sẻ bởi Lương Hiền An | Ngày 28/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: TAP HUAN BIEN DAO thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

1


VỊ THẾ, TIỀM NĂNG CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Phòng Giáo dục Trung học – Sở Giáo dục và Đào tạo
2
CHỦ ĐỀ 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ NƯỚC TA
3
1. Vị trí địa lí
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ toạ độ địa lí sau: điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023`B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8034`B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102009`Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109024`Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
4
Trên vùng biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050`B và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 1170 20`Đ tại Biển Đông.
Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á  Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 1050Đ chạy qua đất nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
5
2. Phạm vi lãnh thổ
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
 Vùng đất:
Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006).
Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam  Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam  Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam  Campuchia dài hơn 1100 km.
Bản đồ hành chính Việt Nam
6
Phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền núi, thường được phân định theo ranh giới tự nhiên là các đỉnh núi, các đường chia nước, các hẻm núi và các thung lũng sông. Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng thường tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu. Các đoạn biên giới ở vùng đồng bằng có tính chất đồng nhất hơn.
Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông.
Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).
7

 Vùng biển:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.



8
- Nội thuỷ:
+ Là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở và giáp với bờ biển.
+ Được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền và có chế độ pháp lí của đất liền.
- Lãnh hải:
+ Là lãnh thổ biển nằm ở phía ngoài nội thuỷ, rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải của mình. Tàu thuyền các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại nhưng không được gây hại trong lãnh hải của nước ta.
9
- Vùng tiếp giáp lãnh hải:
+ Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải, tiếp giáp với lãnh hải và có chiều rộng là 12 hải lí tính từ đường ranh giới ngoài của lãnh thổ.
10
- Vùng tiếp giáp lãnh hải:
+ Ở vùng tiếp giáp lãnh hải, Việt Nam có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát đối với tàu thuyền nước ngoài để bảo vệ an ninh quốc phòng, ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định của nước ta về hải quan, thuế khóa, y tế, nhập cư.
11
- Vùng đặc quyền kinh tế:
+ Là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí kể từ đường cơ sở.
+ Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế trong vùng biển này (dẫn chứng). Các nước khác được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không, được đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nhưng phải tôn trọng các luật lệ của Việt Nam.
12
- Thềm lục địa:
+ Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài của lục địa Việt Nam, mở rộng đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến 200 hải lí kể từ đường cơ sở.
+ Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình (dẫn chứng). Các nước khác có quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa nước ta.
13
 Vùng trời:
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
14
CHỦ ĐỀ 2
VỊ THẾ, TIỀM NĂNG CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
15
- Đại dương thế giới chiếm 71%.
Chức năng: tương tác đại dương- khí quyển
tạo chu trình nước toàn cầu.
Vai trò: cỗ máy điều hoà nhiệt độ khổng lồ và là nơi dự trữ cuối cùng về TN
16
Đại dương là một hệ thống mở, thực hiện chức năng tương tác
Đại dương-khí quyển
Giữa bốn quyển: khí quyển, thạch quyển, sinh quyển và thủy quyển
Một hệ thống tự nhiên hỗ trợ đời sống của Trái đất
17
Biến đổi khí hậu: vấn đề toàn cầu, hành động tập thể
Source: www.cccma.ec.gc.ca
Nhiệt độ tăng
18
Hậu quả tan băng
Bão
Lũ quét -> xói mòn đất
Bão tuyết
Tố, lốc
Triều cường
Mực nước biển dâng
19
Mực nước biển dâng (NASA)
20
Biến đổi đại dương – đảo điên thế giới
Tác động từ khí quyển
và BĐKH

Tác động từ trong lòng đất
Tác động của các quá trình nội tại
Tác động từ đất liền
21
Axít hóa
Nước biển dâng
Biểu hiện sức khỏe đại dương (Health of Ocean)
Thay đổi phân bố các quần đàn
Xâm nhập mặn, tăng xói lở bờ biển
Thay đổi cấu trúc hoàn lưu
Thiếu ôxy
Ấm lên
Phì dưỡng, thủy triều đỏ, bùng phát tảo gây hại
Ô nhiễm
Suy thoái
nguồn lợi
El-nino, La Nina, tẩy trắng rạn san hô
22
Xu thế lấy đại dương nuôi đất liền!
Xu hướng phát triển hiện đại của thế giới đã khẳng định tầm quan trọng to lớn của biển và đại dương. Đặc biệt, khi mà nguồn tài nguyên trên đất liền dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt thì việc vươn ra biển, ra khai thác đại dương, lấy “đại dương nuôi đất liền” đang là xu thế tất yếu của sự phát triển
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức, kinh tế biển trên thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với các đặc trưng cơ bản: khan hiếm nguyên nhiên liệu, biến đổi khí hậu, an sinh xã hội bị đe doạ, cạnh tranh thị trường, tranh chấp biển, đảo, lãnh thổ, xung đột quốc gia thường xuyên và gay gắt hơn bao giờ hết.
Trong một thế giới chuyển đổi như vậy, đòi hỏi các quốc gia biển phải thay đổi tư duy phát triển và đổi mới công nghệ để giải quyết những thách thức mới.
Đại dương lại một lần nữa chứng tỏ vai trò điều chỉnh và hỗ trợ của nó, trong việc giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu: thu giữ cacbon đioxit, cân bằng và giảm thiểu nhiệt độ,…
23
Kinh tế biển và đại dương
Dự báo giữa Thế kỷ 21 nguồn năng lượng chính phục vụ loài người, thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch gây hiệu ứng nhà kính là các dạng năng lượng chủ yếu: năng lượng gió, mặt trời ,năng lượng từ biển và đại dương: thuỷ triều, sóng và dòng chảy,… và băng cháy (hydrat metan).
Công nghệ biến nước biển thành nước ngọt sử dụng đại trà sẽ ngày càng phổ biến và Singapore là nước đi đầu ở Đông Nam Á.
Chuyển từ tư duy khai thác sang tư duy phát triển hiệu quả và bền vững; từ sử dụng thô sang chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
Từ khai thác tài nguyên vật chất sang phi vật chất, giá tri chức năng của HST
Khao khát tìm các loại tài nguyên mới
24
Sóng núi giữa đại dương và nguồn quặng đa kim khổng lồ
Một cường quốc trên TG?
25
Sống núi giữa và vành đai lửa trên thế giới
26
BĂNG CHÁY
TRIỂN VỌNG NĂNG LƯỢNG MỚI
27
Từ ba thập kỷ qua, nhiều khám phá đáng kinh ngạc về đáy đại dương thúc đẩy các quốc gia và giới khoa học toàn cầu lao vào cuộc chinh phục nguồn năng lượng khổng lồ của tương lai: Băng cháy.

28
Triển vọng năng lượng mới
Băng cháy với trữ lượng lớn gấp hai đến ba lần trữ lượng năng lượng hóa thạch, đang được xem là nguồn năng lượng có hiệu suất cao, sạch và có khả năng thay thế tiềm tàng trong tương lai.
29
Băng cháy là gì?
Băng cháy là một loại khí hydrate: Hỗn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc cồn khô, ở dạng tinh thể màu trắng, xám hoặc vàng, có thể trong suốt hoặc mờ đục.
Băng cháy bao gồm khí hydrocarbon (chủ yếu là methane) và nước, được hình thành trong điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp
30
Băng cháy là gì?
Băng cháy sẽ phân giải khi nâng nhiệt độ hoặc giảm áp lực: 1m3 khi phân giải cho ra 164m3 khí metan và 0,8m3 nước (gấp 2-5 lần năng lượng của khí thiên nhiên).
Sử dụng băng cháy không gây ô nhiễm môi trường.
31
Chỉ cần nâng nhiệt độ hoặc giảm áp lực là băng cháy sẽ phân giải: 1m3 chất này khi phân giải cho ra 164m3 khí metan và 0,8m3 nước (gấp 2-5 lần năng lượng của khí thiên nhiên).
Quá trình sử dụng Băng cháy không gây ô nhiễm môi trường nhưng nguy cơ khi khác thác gây hiệu ứng cao, cần công nghệ hiện đại
32
Băng cháy là nguồn năng lượng mới được rất nhiều quốc gia quan tâm vì trữ lượng khổng lồ. Tuy nhiên nó cũng được xem là nguy cơ tiềm ẩn gây ra các thảm họa môi trường. Các tổ chức quốc tế đã cảnh báo điều nói trên sẽ xảy ra trong tương lai, nếu các quốc gia hành động thiếu trách nhiệm khi sử dụng công nghệ lạc hậu trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, bảo quản và sử dụng băng cháy.
33
băng cháy được hình thành ở nhiệt độ và áp suất rất thấp, với trầm tích hàng triệu năm của các sinh vật biển hình thành methane. Chỉ cần một thay đổi về áp suất hoặc nhiệt độ tăng lên 1-2oC, xuất hiện ngay nguy cơ băng cháy phóng thích methane gây nên thảm họa hiệu ứng nhà kính toàn cầu, hiệu ứng ấm lên gấp 10 lần khí CO2 và có thể kích hoạt sóng thần do thềm lục địa bị đổ ụp xuống.
34
Việc khai thác và sử dụng băng cháy sao cho an toàn, hiệu quả đang là vấn đề đau đầu của các nhà khoa học, chẳng khác gì việc chế ngự năng lượng hạt nhân.
35
Khai thác và sử dụng băng cháy?
Nếu không khống chế tốt thì methane và dioxit carbon tạo ra khi băng cháy phân huỷ là nguồn thúc đẩy hiệu ứng nhà kính
Khó khăn là làm sao tạo được hệ thống đường ống dẫn và tập trung khí methane khi băng cháy phân hủy (bằng cách giảm áp là biện pháp kinh tế nhất)
Giàn khoan nổi khai thác "băng cháy" của Nhật Bản
36
Nga là nước đầu tiên khai thác, tại mỏ băng cháy ở Siberi từ năm 1965.
Nga đang khai thác mỏ chất này ở Siberi song vẫn theo cách thuyền thống như với khí thiên nhiên, nên kết quả còn hạn chế.
37
Khai thác và sử dụng băng cháy?
Năm 2013 Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công trong việc chiết xuất khí mê-tan từ nguồn nhiên liệu hóa thạch nằm sâu dưới đáy đại dương
Hình ảnh dàn khoan khai thác khi đốt từ băng cháy của Nhật Bản.
38
Sơ đồ phân bố băng cháy trên thế giới
39
Băng cháy có mặt dưới đáy các đại dương trên khắp thế giới. Trước hết, nó hiện diện trên một vùng rộng lớn ở các cực của trái đất, trên sườn các lục địa, ở độ sâu từ 600 đến 1.000 mét. Trữ lượng của băng cháy ở Canada được xem là nhiều nhất thế giới. Kế đến là Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Trung Quốc và Việt Nam.
40
Cuộc chiến sở hữu nguồn năng lượng mới
Theo tính toán năng lượng hóa thạch trên Trái đất chỉ có thể khai thác khoảng 60 năm nữa là cạn kiệt.
Băng cháy cung cấp năng lượng cho con người sử dụng trong vòng 2.000 năm nữa.
Điều này đã khiến Nhật, Ấn Độ, Canada, Mỹ, Na Uy, Nga, Pháp, TQ là những quốc gia dẫn đầu cuộc chạy đua tìm kiếm băng cháy.
41
Băng cháy - cuộc cách mạng năng lượng mới?
Hiện nay đã có hơn 90 nước trên thế giới tiến hành các chương trình nghiên cứu điều tra băng cháy ở các mức độ khác nhau.
42
Đề tài băng cháy được coi là nhạy cảm của thế kỷ 21. Nhật, Ấn Độ, Canada, Mỹ, Na Uy, Nga, Pháp, Trung Quốc là những quốc gia dẫn đầu cuộc chạy đua tìm kiếm băng cháy.



43
CHỦ ĐỀ 3

BIỂN ĐÔNG - VÙNG BIỂN VIỆT NAM
44
- Đặc điểm của biển Đông
-Ý nghĩa của Biển Đông và vùng biển Việt Nam
45
Biển Đông Việt Nam- Vị trí ngã ba đường
Địa chính trị: Mỹ, Nhật,…
Địa kinh tế, giàu tài nguyên
Tranh chấp kéo dài, phức tạp
Địa văn hóa
Vị trí chiến lược của biển Đông:
46
Tuyến đường hàng hải nhộn nhịp thứ 2 thế giới.
Chế độ gío mùa hướng đông bắc, đông nam
Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng thứ 2 trên thế giới sau tuyến qua vịnh Hoocmut (Vịnh Pecxic).
47
48
Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường biển, trong đó 45% qua biển Đông. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển ở Châu Á phụ thuộc sống còn vào giao thông trên Biển Đông: 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản; 60% lượng hàng hóa xuất- nhập khẩu của TQ; 55% lượng hàng hóa các nước ASEAN qua biển Đông.
- Lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng được vận chuyển qua biển Đông gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.
49
Cấu trúc nước sâu kiểu đại dương
(chiếm 60% diện tích đáy Biển Đông)
Tạo nhiễu loạn cục bộ về tương tác biển khí
Trao đổi nước giữa khối nước cấu trúc sâu và vùng biển thềm lục địa
ĐÀI LOAN
BRUNEI
Tiền đề tìm kiếm nguồn tài
nguyên đại dương trong biển
Cở sở để TQ vẽ đường lưỡi bò?
50
TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Các HST biển
ĐA DẠNG SINH HỌC
RỪNG NGẬP MẶN
San hô
51
- HẢI SẢN
Các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonexia, Philipin… Sản lượng đánh bắt khoảng 7 – 8 % thế giới.
52
Du lịch
53
- DẦU KHÍ
Khoáng sản:
Được coi là 1 trong 5 bồn trũng chứa nhiều dầu khí nhất thế giới. Theo Hoa Kỳ, trữ lượng là 7 tỷ thùng, khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/1 ngày. Theo Trung Quốc, trữ lượng khoảng 213 tỷ thùng, riêng khu vực Trường Sa là 105 tỷ thùng.
54
Sóng núi giữa đại dương và nguồn quặng đa kim khổng lồ
Một cường quốc trên TG?
- QUẶNG ĐA KIM
55
BĂNG CHÁY
56
Cuộc chiến sở hữu nguồn năng lượng mới ở châu Á
Ở châu Á, băng cháy có thể là dầu nhen lửa xung đột. Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), năm 2012, Trung Quốc là nước đứng thứ hai về nhập khẩu dầu thô, thứ ba là Nhật Bản và thứ năm là Hàn Quốc.
Họ tìm cách chủ động tìm kiếm, thăm dò và khai thác băng cháy nhưng cả ba, và nhiều quốc gia châu Á khác đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ.
57
Cuộc chiến sở hữu nguồn năng lượng mới ở châu Á
Trữ lượng băng cháy Biển Đông ước tính đủ để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho Trung Quốc trong 130 năm tới.
Với việc đưa tàu dầu khí Hải Dương 201 và giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương 981 đi vào hoạt động, cho thấy tham vọng của Trung Quốc trong khai thác năng lượng ở vùng biển
58
Cuộc chiến sở hữu nguồn năng lượng mới ở châu Á
Đảo Senkaku/Điếu Ngư, phía nam Biển Đông, và Hoa Đông cũng là tâm điểm của căng thẳng lãnh thổ.
Ước tính trữ lượng băng cháy nằm dưới Hoa Đông gần đảo Takeshima/Dokdo tranh chấp giữa Nhật bản và Hàn Quốc có thể đảm bảo cho nhu cầu năng lượng Hàn Quốc trong 200 năm.
59
Khu vực giao thoa của nhiều nền văn minh của thế giới
Giao thoa văn hóa
Văn minh Ấn Độ
VM Trung Hoa
ĐNA Hải đảo
ĐNA Lục địa
60
Biển Đông: “Không gian sinh tồn”
61
Biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông (29%), gồm các vùng biển trong phạm vi 200 hải lý và hai quần đảo HS&TS. Rộng gấp 3 lần với chỉ số biển = 0,01.
Việt Nam có hình thế phần đất liền hẹp chiều ngang và trải dài theo hướng á kinh tuyến (không nơi nào cách biển >500km)
Toàn bộ lãnh thổ đất liền của Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của “yếu tố biển”
Tạo ra có lợi thế “mặt tiền” hướng biển: Thuận lợi cho giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng cũng xung yếu về mặt an ninh quốc phòng
Khoảng 2773 đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa), nhiều khu vực địa lý quan trọng ở ven biển
Tạo cho vùng biển này một vị trí địa kinh tế và địa chính trị trọng yếu trong hình thế chiến lược phát triển đất nước, khu vực và toàn cầu
VỊ THẾ BIỂN
VIỆT NAM
62
Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất là dầu, khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là nam Côn Sơn và Cửu Long. Các bể dầu khí Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. Ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò. Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan là nguồn nhiên liệu quý cho công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.
63
DẦU KHÍ
64
Theo tính toán của các nhà khoa học, toàn bộ khu vực Biển Đông đứng thứ 5 châu Á về băng cháy và Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng băng cháy khá lớn. Bởi vậy, trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nước đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề điều tra, nghiên cứu về băng cháy tại thềm lục địa Việt Nam.
65
Trữ lượng băng cháy ở biển Việt Nam
04 vùng được đánh giá tiềm năng có băng cháy, đó là quần đảo Hoàng Sa và kế cận; Phú Khánh; Tư Chính – Vũng Mây; quần đảo Trường Sa và kế cận.
66
Triển vọng băng cháy ở Việt Nam
Là quốc gia được đánh giá có trữ lượng băng cháy khá lớn. Từ năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị khoa học về băng cháy. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định, chương trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên băng cháy như Quyết định 796 ban hành ngày 3/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”. Theo đó, sau giai đoạn nghiên cứu (2007- 2015) kết thúc giai đoạn tiếp cận, nghiên cứu công nghệ, đến giai đoạn 2015-2020 bắt đầu đánh giá, thăm dò băng cháy trên những vùng biển và thềm lục địa có triển vọng.
67
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, biển Đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta. Các đảo và quần đảo đã tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
68
KHÓ KHĂN LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ QUYỀN
Ta kiên quyết bảo vệ EEZ 200 hải lý và TLĐ, còn TQ chỉ có đường lưỡi bò. Đây là mâu thuẫn khó dung hòa
Trung quốc vượt trội về tiềm lực kinh tế, quốc phòng và hải quân; “Độc quyền khai thác TN, “Độc chiếm BĐ”!
Tiếp cận của VN?
Trung quốc xây dựng những kiến trúc như thế này trên biển Đông để đòi hỏi chủ quyền vùng biển của họ.
69
Thỏa thuận 6 nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển, 10/11 Việt Nam và Trung Quốc đã ký.
= Hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề Biển Đông?
1- Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.



70
Tăng cường năng lực bảo vệ chủ quyền biển, đảo
71
72
Tập trận trên biển
73
Tăng cường các biện pháp giáo dục, tuyên truyền về chủ quyền biển biển, đảo và tài nguyên biển, đảo trong các trường phổ thông
Xây dựng và bồi dưỡng mạng lưới đội ngũ các nhà giáo và học sinh làm nòng cốt, đảm bảo có năng lực về giáo dục, tuyên truyền về biển, đảo và tài nguyên biển, đảo tại các trường phổ thông.
Xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục, tuyên truyền về biển, đảo và tài nguyên biển, đảo phong phú, chính xác, khoa học; nhằm mục đích bồi dưỡng nhận thức, thông tin đầy đủ đến giáo viên và học sinh phổ thông các quan điểm đúng đắn của quốc tế, khu vực và quốc gia về quyền chủ quyền và quyền tài phán biển, đảo và ý thức bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn lợi biển, đảo và tài nguyên biển, đảo.
74
Trong biển bạc thì mỗi hòn đảo là một “thỏi vàng đen” và là một “cột mốc chủ quyền” trên vùng biển quốc gia là một “cỗ xe tăng không bao giời bị đánh chìm”!
75
Biển mãi mãi quan trọng với dân tộc Việt Nam. Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ!
XIN CẢM ƠN!
76
Trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Hiền An
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)