Tập huấn ap dụng bàn tay nặn bột

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 12/10/2018 | 826

Chia sẻ tài liệu: tập huấn ap dụng bàn tay nặn bột thuộc Hoạt động NGLL 5

Nội dung tài liệu:

1


Nội dung báo cáo:
Tiến trình HĐNCKH “ Bàn tay nặn bột”.
- Những thuận lợi & khó khăn trong thực hiện PP “Bàn tay nặn bột”.
Ứng dụng PPGD “ Bàn tay nặn bột”.
Thống kê bài dạy trong chương trình-ƯDBTNB.
Hình ảnh minh họa tiết dạy.
Đánh giá kết quả thực hiện – Kết luận.
Đề xuất và kiến nghị.
2
TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NCKH

3
4
 

5
QUY TRÌNH DẠY HỌC
1. Qui trình dạy học của “Bàn tay nặn bột”
Bước 1. Tình huống “khởi động”
Bước 2. Phát biểu vấn đề
Bước 3. Nêu ra cách giải quyết
Bước 4. Phát biểu giả thuyết
Bước 5. Thực nghiệm
Bước 6. Thu thập kết quả
Bước 7. Tìm ra kết quả đúng
Bước 8. Giải thích kết quả
Bước 9. Tổng hợp
Bước 10. Kết luận
Bước 11. Đánh giá
6
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH
ÁP DỤNG PP BTNB
7
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Thuận lợi:
Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp về việc đổi
mới PP dạy học.
Sự nhiệt tình ham học hỏi của GV
Học sinh tích cực tham gia trong quá trình thực hiện vấn đề , nội dung bài học.

8
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
PP BTNB: tiến trình dạy rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp
dụng .
Nguyên vật liệu: có thể tìm được trong nhà
trường, ở gia đình GV và HS( một miếng bìa cac tông, miếng kiếng bỏ đi , một thùng xốp , một cái chai , cái lon…)
* Những thí nghiệm dễ làm ( TL “BTNB” trg 33).
Nội dung bài dạy: phù hợp cho việc ứng dụng
PP BTNB.
Thuận lợi:
9
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
-HS ham thích học tập, hăng say tìm tòi và sáng
tạo.
Thuận lợi:
-GV không xây dựng giáo án
-GV có thể sử dụng các câu hỏi có sẵn trong SGK để làm câu hỏi cho phần “Tình huống xuất phát”.
VD:
+Bài “Mặt trời” (TN&XH 2), GV sử dụng câu hỏi: “Bạn biết gì về Mặt trời?”

+Bài “Mặt trăng và các vì sao” (TN&XH 2), GV sử dụng câu hỏi: “Bạn biết gì về Mặt trăng?”
10
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn:
-Các nhà khoa học, các trường học, các trường sư
phạm ... chưa có những hoạt động đồng bộ, hợp
tác trong việc tập huấn PP.
11
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Về chương trình, SGK:
Một số bài TN&XH - Khoa học nặng về lí thuyết.

Lượng kiến thức cần cung cấp trong 1 tiết học nhiều. VD: Bài Ánh sáng (KH 4)
Khó khăn:
12
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn
Về chương trình, SGK:
-Thời lượng cho 1 tiết dạy ở Tiểu học 35 phút
nên GV thường bị ràng buộc về thời gian.

-GV dạy 4 - 5 môn học trong 1 buổi: khó khăn cho việc chuẩn bị bài dạy bằng PP BTNB.
13
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn
Về chương trình, SGK:
SGK TN&XH-KH trình bày sẵn những nội dung bài học và những thí nghiệm cần tiến hành nên không phù hợp với PP BTNB
14
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn
Về chương trình, SGK:
Trong SGK TN&XH – KH, câu trả lời của bài học được nêu ra ở tên bài học. Ví dụ:
- Cây con mọc lên từ hạt (lớp 5);
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ (lớp 5);
Không khí cần cho sự cháy (lớp 4);
Không khí cần cho sự sống (lớp 4).
15
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn:
Về điều kiện, cơ sở vật chất:
-Bàn ghế: chưa thuận lợi cho việc tổ chức học nhóm.

-Phòng thí nghiệm: chưa có (ở Tiểu học)
-Thiết bị dạy học: chưa đầy đủ, chưa đảm bảo tính khoa học, chính xác.
VD: Mô hình “Bánh xe nước” (KH 5) - tua – bin và hệ thống phát điện thường không hoạt động khi sử dụng.
-Sĩ số HS/lớp: đông , việc tổ chức học theo nhóm khó.
-Điều kiện cho HS tham quan, điều tra còn hạn chế.
16
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn:
Về con người:
Giáo viên:
Trình độ GV chưa đồng bộ.

Hầu hết GV Tiểu học không được đào tạo chuyên sâu về kiến thức TN-XHvàKhoa học.

Một số GV hiểu chưa đúng bản chất của PP BTNB.
17
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn:
Về con người:
Giáo viên:
-GV gặp khó khăn trong việc trả lời, lí giải thấu đáo các
câu hỏi do học sinh nêu ra về các vấn đề khoa học.



-GV chưa có kinh nghiệm ứng dụng PP BTNB


18
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn:
Về con người:
Giáo viên:
-GV gặp khó khăn khi tìm 1 số thí nghiệm chứng
minh cho kiến thức bài học.
VD: Bài Cao su (Khoa học - 5), kiến thức “Cao su có thể tan chảy trong một số chất lỏng”, GV lúng túng trong việc tìm ra thí nghiệm với chất lỏng nào để có thể làm cho cao su tan chảy.
19
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn:
Học sinh:
-HS còn thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

-HS chưa có thói quen sử dụng thí nghiệmvà phát huy tính sáng tạo trong học tập.

-HS đặt câu hỏi không sát với nội dung bài học.

-Trình độ học sinh không đồng đều.
20
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP BTNB
Khó khăn:
Về tài liệu:
-Khó để tìm được các loại sách nói về PP BTNB.
-Trong thư viện, chưa có các loại sách tham khảo,
các loại sách hướng dẫn về PP BTNB dành cho
GV.

21
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
BÀN TAY NẶN BỘT
(Dành cho GV)
22
-Liệt kê các bài học có thể áp dụng PP BTNB.

-GV cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến
để có kết quả như mong muốn.

-Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có,
dễ kiếm.

ÁP DỤNG PP “Bàn tay nặn bột”
23
-Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng PP BTNB
đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí.

-Với một số thí nghiệm đơn giản, GV có thể
giao việc cho HS bằng những phiếu giao việc, tự
HS chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình.

ÁP DỤNG PP “ Bàn tay nặn bột”
24
Xây dựng tiết học theo các gợi ý:

Mục tiêu bài học

Hoạt động có thể áp dụng PP BTNB

PP thí nghiệm sử dụng

Thiết bị cần có

Những thí nghiệm có thể thực hiện

ÁP DỤNG PP “Bàn tay nặn bột”
25
Tổ chức lớp học:

Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số HS.

Chia nhóm từ 4-6 em/nhóm.

Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.
ÁP DỤNG PP “Bàn tay nặn bột”
26

Trong quá trình giảng dạy:









ÁP DỤNG PP “Bàn tay nặn bột”
-Không sử dụng SGK khi học bằng PP BTNB.

-Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học ở đề bài).
-Lựa chọn hoạt động phù hợp với PP BTNB để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng PP. VD:
27
ÁP DỤNG PP “Bàn tay nặn bột”
-Một thí nghiệm chỉ nên trả lời cho một câu hỏi
hay một vấn đề kiến thức.
-Để đảm bảo thời gian: sau khi HS đề xuất thí
nghiệm, GV có thể thực hiện một thí nghiệm
chung để cả lớp quan sát thay vì tiến hành ở các
nhóm học sinh.
28
ÁP DỤNG PP “Bàn tay nặn bột”
-Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn
gọn để đảm bảo thời gian.
-Sử dụng PP thường xuyên để rèn thói quen cho
HS.
-Sưu tầm tài liệu, sách, tranh ảnh …. phục vụ cho
bài học.
29
Lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp:
-PP quan sát tranh ảnh, quan sát vật thật

-PP mô hình

-PP nghiên cứu tài liệu

-PP thí nghiệm trực tiếp
ÁP DỤNG PP “Bàn tay nặn bột”
30
Thống kê các bài dạy
Có thể áp dụng
PHƯƠNG PHÁP BTNB
31
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
Lớp 1: TN-XH
32
2. Lớp 2:TN-XH
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
33
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
3. Lớp 3:TN-XH
34
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
Lớp 3:TN-XH
35
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
4. Lớp 4:Khoa học
36
MODUL BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
4. Lớp 4: Khoa học
37
MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
5. Lớp 5:Khoa học
38
6.Thống kê những dạng Toán
có thể áp dụng PPBTNB
1. Thao tác với vật thật để học về số và phép tính. (lớp 1)
2. Hình thành biểu tượng phân số, so sánh phân số.
3. Thực hành đo đạc.
4. Xây dựng công thức tính diện tích một số hình.
5. Xây dựng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật .
39
4. Ví dụ minh hoạ:
Trích đoạn bài: Diện tích hình thoi (Lớp 4)
Thực hiện mục tiêu thứ nhất: Xây dựng công thức tính diện tích hình thoi.
Hoạt động 1: Tình huống khởi động
Gv xem xét những hình thoi bằng giấy của học sinh. (Bài tập giao về nhà của tiết trước)
Gv nêu: Các con đã cắt được những hình thoi rất đẹp. Nhưng bây giờ cô muốn biết diện tích của chúng là bao nhiêu?
Hs nêu: Vậy thì bây giờ chúng ta phải tìm công thức tính diện tích hình thoi
40
Hoạt động 2: GV giới thiệu các dụng cụ.
HS nêu giả định.
HS nghiên cứu tìm tòi bằng các hoạt động của trí tuệ, hoạt động bàn tay và các giác quan, có sự hỗ trợ của các dụng cụ .
a - GV giới thiệu:
Với những dụng cụ là: hình thoi bằng giấy, kéo, thước kẻ, hồ dán, các con hãy tìm cách phát hiện ra công thức tính S.
b- GV hỏi: Các con thử đoán xem công thức tính diện tích hình thoi là gì?
( Chúng ta gọi S là diện tích hình thoi, a là độ dài cạnh, m là độ dài đường chéo thứ nhất, n là độ dài đường chéo thứ hai.)
41
Học sinh: S = a x a ; S = m x n ; S = a x 4
S = m x 4 ; S = m x n : 2 ; S = n x 4 ...
GV ghi tất cả những giả định đó lên bảng.
c- GV hỏi: Các con sẽ dùng cách nào để kiểm tra công thức đã đoán trên xem công thức nào đúng?
HS: - Sẽ dựa vào những công thức đã có.
- Cắt, ghép, gấp hình thoi. Biến hình thoi trở thành những hình đã có công thức tính diện tích.
GV hướng dẫn: Trước hết, các em hãy độc lập suy nghĩ rồi trao đổi những suy nghĩ đó với nhóm của mình.
Các em nhớ ghi chép lại tất cả những gì các em đã làm và đã nghĩ.
42
Hs làm việc:
Hs làm việc cá nhân và nhóm.
Trao đổi suy nghĩ của mình với nhóm.
( Mô tả lại suy nghĩ, kết quả bằng chữ viết, hình vẽ...)
Từng cá nhân độc lập suy nghĩ.
- GV và cá nhân hs, nhóm hs có những trao đổi cần thiết. (xuất phát từ nhu cầu của hs)
 Với tư cách là nhà nghiên cứu, những mò mẫm của hs có thể không đi được đến kết quả đúng. Nhưng tất cả đều được giáo viên trân trọng và khuyến khích, động viên.
43
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Hs phát biểu quá trình tìm kiếm của nhóm mình.
- Hs đối chiếu với giả thiết ban đầu.
- Hs tự kết luận.
44
Hoạt động 4 :Tổng kết - Đánh giá
a. GV giúp hs hệ thống lại kiến thức:
Không thể dựa vào cạnh hình thoi để tính diện tích.
Dựa vào đường chéo hình thoi sẽ tính được diện tích.
* Công thức tính diện tích hình thoi là:
S = m x n : 2
hoặc S = m : 2 x n
hoặc S = n : 2 x m
Với S là diện tích hình thoi, m và n là độ dài đường chéo hình thoi.
( Tùy theo từng trường hợp, có thể vận dụng 1 trong các công thức trên sao cho nhanh nhất. Ví dụ: Đã biết số đo nửa đường chéo hoặc số đo đó là số chẵn dễ dàng nhẩm được thì ta nên áp dụng công thức 2 hoặc 3.)
b. GV đánh giá quá trình làm việc của hs:
Khen và nêu gương những hs tích cực nghiên cứu, tìm tòi.
Động viên những cá nhân, nhóm không đi đến kết quả đúng.
45
Môn Toán 5
Hình thành khái niệm cho học sinh một số hình
Ví dụ: Bài Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương – Toán lớp 5
Chỉ áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong hoạt động hình thành khái niệm về hình hộp chữ nh
+ Bước 1: Giáo viên phân nhóm, mỗi nhóm khoảng 5-6 em, cho các em quan sát mô hình hình hộp đã chuẩn bị .Từng cá nhân trong nhóm quan sát và ghi kết quả trong phiếu về các mặt, đỉnh và các kích thước trong mô hình
+ Bước 2: Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận, trao đổi và nhận xét về kết quả của từng cá nhân
46
+ Bước 3: Đại diên từng nhóm lên trình bày kết quả quan sát
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm, cho1 học sinh lên chỉ các mặt các đỉnh, chiều dài, chiều rộng , chiều cao trên mô hình và đếm số lượng các mặt các đỉnh
+ Bước 5: Giáo viên chốt lại kết quả đúng và giới thiệu tên mô hình quan sát là hình hộp chữ nhật. cho học sinh nêu các đặc điểm của hình hộp chữ nhật
Đối với hình lập phương giáo viên cũng cho học sinh quan sát mô hình theo nhóm và nêu những điểm giống và khác nhau với hình hộp chữ nhật, từ đó hình thành học sinh khái niệm về hình lập phương
47
Hình thành quy tắc, công thức
Ví dụ : Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
Bước 1:Giới thiệu mô hình hình hộp chữ nhật ( Mỗi học sinh tự chuẩn bị một
mô hình hình hộp chữ nhật có kích thước quy định trước)


5cm
4 cm
8 cm

Giới thiệu khái niệm về diện tích xung quanh
Đặt vấn đề : Dựa vào mô hình tìm cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật
48
+ Bước 2:
Học sinh thao tác đo, tính trên mô hình hộp chữ nhật
+ Bước 3:
Học sinh trình bày kết quả tính
* Dự kiến học sinh thực hiện
Giữ nguyên hình hộp chữ nhật, tính diện tích từng mặt rồi tính tổng diện tích 4 mặt để được diện tích xung quanh.
49
+ Bước 2:
Học sinh thao tác đo, tính trên mô hình hộp chữ nhật
+ Bước 3:
Học sinh trình bày kết quả tính
* Dự kiến học sinh thực hiện
Giữ nguyên hình hộp chữ nhật, tính diện tích từng mặt rồi tính tổng diện tích 4 mặt để được diện tích xung quanh.

5cm
4 cm
8 cm
8 x 4 + 5 x 4 + 8 x 4 +5 x 4 =104 (cm2)



50
Khai triển hình, xác định số đo hình chữ nhật được tạo thành bởi 4 mặt bên
( Chiều dài hình chữ nhật bằng chu vi đáy hình hộp chữ nhật, chiều rộng chính là chiều cao của hình hộp chữ nhật.)

5cm
8cm
8cm
5cm
4cm
Chiều dài là : 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm) tức là chu vi mặt đáy hình hộp
Chiều rộng 4 cm là chiều cao hình hộp
Diện tích là : 26 x 4 = 104 (cm2)
51
+ Bước 4 : Học sinh nhận xét và chọn lựa cách tính đơn giản nhất. Trên cơ sở đó, học sinh hình thành quy tắc tính diện xung quanh hình hộp chữ nhật .
Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
52
Ví dụ:
Bài Nước có những tính chất gì? (Khoa học 4): SGK đưa ra những gợi ý để thực hành thí nghiệm:
53
54
55
VÍ DỤ-BÀI ÁNH SÁNG (KHOA HỌC 4)
GV đưa ra Tình huống xuất phát:

-GV yêu cầu HS nhắm mắt, đưa ra 1 vật, hỏi: Em có biết vật đó là vật gì không? (HS trả lời: không).

-GV đưa ra 1 chiếc hộp kín đựng một món quà, hỏi: Em có biết vật gì ở trong hộp không? (HS trả lời: không).

-GV hỏi: “Trong hai trường hợp trên, vì sao em không biết đó là vật gì? (HS: vì không nhìn thấy vật đó).

-GV hỏi: Ban đêm khi không có trăng, không có đèn, em có nhìn rõ mọi vật không? (HS: không)

-GV hỏi: Việc không nhìn thấy đó gợi cho em nghĩ đến nội dung liên quan nào sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay?
56
Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được
chiếu sáng
MỤC TIÊU
Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng
truyền theo đường thẳng
Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng
truyền qua hoặc không truyền qua
Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ
nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.
57
VÍ DỤ-BÀI HOA (TN&XH-3)
Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
-Kể tên một số bộ phận thường có của 1 bông hoa.
-Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
-Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
-Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc và mùi thơm của các loại hoa
-Xác định được các bộ phận của một bông hoa
58
VÍ DỤ-BÀI CAO SU (KH5)
Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
- Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dung bằng cao su.
Tính chất đặc trưng của cao su: tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong 1 số chất lỏng khác
59
VÍ DỤ
-Áp dụng PP BTNB để dạy bài Hoa (Tự nhiên & xã hội - lớp 3), với nội dung kiến thức tìm hiểu cấu tạo của 1 bông hoa: GV nên tổ chức cho HS làm thí nghiệm quan sát chỉ để tìm ra được cấu tạo của bông hoa gồm: cuống, đài, cánh và nhị, không nên thông qua thí nghiệm đó để phát hiện ra kiến thức nào khác.
-Bài Cao su (KH-5): thí nghiệm đốt cháy đoạn dây cao su để tìm hiểu tính chất cách điện, cách nhiệt của cao su.
60
Một số hình ảnh trong tiết dạy ƯDPP “ Bàn tay nặn bột”
Tiết học TNXH lớp 1
61
Tiết Khoa học 4
62
GK:Cảm nhận tiết dạy !
63
Kết quả NTN đây ?
64
Ngồi chơi , hay NC ?
65
Đánh giá kết quả thực hiện “ Bàn tay nặn bột ”
Qua việc thực hiện ĐMPP “ Bàn tay nặn bột” nhà trường nhận thấy. Đây là phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành các kiến thức cho học sinh một cách vững chắc. Với phương pháp này, giáo viên có vai trò hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự tìm hiểu, thí nghiệm, thảo luận nhóm và đưa ra kết luận. Cách dạy với phương pháp “Bàn tay nặn bột” đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ thực hành của các thiết bị dạy học. Vận dụng tốt phương pháp này sẽ cho học sinh hiểu được bản chất của các hiện tượng tự nhiên, giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức về KHTN trong chương trình ở bậc tiểu học, giúp hình thành thế giới quan khoa học và niềm say mê sáng tạo cho học sinh.
66
“Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học tích cực dựa trên nghiên cứu, thực nghiệm, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Phương pháp chú trọng tới việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, tự tìm tòi, trải nghiệm để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nhiều giáo viên băn khoăn về khả năng ứng dụng phương pháp trên thực tiễn do những bất cập trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, sĩ số học sinh trong mỗi lớp , nhận thức học sinh không đồng đều, thời gian tiết học ngắn…
67
Trên thực tế, phương pháp “Bàn tay nặn bột” thực ra không hoàn toàn là mới đối với các giáo viên. Về cơ bản, đây là phương pháp tổng hợp của các phương pháp dạy học trước đây mà giáo viên đã từng tiếp xúc như: phương pháp giảng dạy giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học tích cực...
Trong phương pháp “Bàn tay nặn bột” ,một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là tạo tình huống để học sinh phát hiện ra vấn đề trong bài học, từ đó để các em tự đưa ra các tình huống giải quyết vấn đề để đi đến kết quả.
68
Có thể nói : phương pháp “Bàn tay nặn bột” là phương pháp giúp tạo lập cho học sinh thói quen làm việc như các nhà khoa học và niềm say mê sáng tạo phát hiện, giải quyết vấn đề. Mục tiêu này rất quan trọng bởi trong cuộc sống các em gặp phải rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Do vậy giáo viên phải là người hướng dẫn cho học sinh kĩ năng tự mình phát hiện và giải quyết vấn đề ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
69
Với phương pháp này giáo viên có thể linh hoạt ứng dụng những đồ dùng đơn giản nhất hiện có vào bài giảng; bên cạnh đó, hoàn toàn có thể tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học từ những vật liệu sẵn có để phục vụ bài giảng...
Khi các giáo viên và học sinh đã giảng dạy và học tập quen với phương pháp “Bàn tay nặn bột” rồi thì các khó khăn khác đều sẽ được giải quyết. Thời gian trên lớp, giáo viên tập trung vào hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề, thảo luận nhóm; phần giải quyết vấn đề, có thể giao cho học sinh tự hoàn thành trong thời gian ở nhà...
70
Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. Các em sẽ trực tiếp quan sát, trao đổi hoặc làm thí nghiệm rồi trình bày kết quả.
71
Ưu điểm của phương pháp này là ngoài dạy kiến thức còn dạy học sinh các tự học, tự khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống. Là phương pháp mới đưa ứng dụng vào thực tiễn, chắc chắn sẽ còn gặp nhiều vấn đề nảy sinh. GV cần sáng tạo, căn cứ trên điều kiện thực tế nhà trường, địa phương để ứng dụng phương pháp này một cách linh hoạt, khéo léo, phát huy hiệu quả trên thực tế.
72
Thực tế hiện nay, giáo viên của nhà trường có thế mạnh và thuận lợi là tuổi đời trẻ, tâm huyết, năng động, sáng tạo trong giảng dạy, có nhiều kĩ năng dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như sử dụng tốt trang thiết bị dạy học vào các tiết học. Tất cả những thế mạnh, kĩ năng đó đều rất cần thiết cho áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy. .
73
Để ứng dụng “Bàn tay nặn bột” vào dạy học, điều quan trọng nhất, như mọi vấn đề khác mà giáo viên thường phải giải quyết, đó là có đủ nhiệt huyết, quyết tâm để triển khai phương pháp mới hay không? Sau đó, cùng với giáo viên khác và đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, nhà trường sẽ từng bước rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai giảng dạy.
Về các khó khăn , trở ngại thì đây chỉ là những khó khăn trước mắt, GV hoàn toàn có thể khắc phục được trong quá trình ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy
74
ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BTNB
75
CÁC ĐỀ XUẤT VỀ ÁP DỤNG PP BTNB
Đối với các nhà quản lí:
-Cần có một số thay đổi về SGK, chương trình.(2015)
-Cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các cấp trong việc ứng
dụng PP BTNB tại các trường tiểu học.
-Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng CMNV cho GV.
-Xây dựng các chuyên đề về PP BTNB ở các môn học.
-Xây dựng các tiết học có ứng dụng PPBTNB.
76
CÁC ĐỀ XUẤT VỀ ÁP DỤNG PP BTNB
1. Đối với các nhà quản lí:



Thành lập nhóm các GV yêu thích PP BTNB: nghiên cứu và áp dụng PPDH, giúp đỡ các GV trong trường, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng, chia sẻ đồ dùng dạy học...
77
CÁC ĐỀ XUẤT VỀ ÁP DỤNG PP BTNB
1. Đối với các nhà quản lí:
Thay đổi quan điểm về đánh giá học sinh.
-Xây dựng ngân hàng BTNB: gợi ý tiến trình dạy
học, tài liệu hướng dẫn GV, tư liệu phục vụ
dạy học (phim, hình ảnh, tài liệu khoa học...)
78
CÁC ĐỀ XUẤT VỀ ÁP DỤNG PP BTNB
2. Đối với giáo viên:
-Tham dự hội thảo và những lớp tập huấn: thu
thập thông tin, kinh nghiệm cho việc ứng dụng
PP.
-GV nên ứng dụng PP BTNB nhiều hơn trong
giảng dạy các môn khoa học, mạnh dạn áp dụng PP này vào các môn học khác( có thể).
79
CÁC ĐỀ XUẤT VỀ ÁP DỤNG PP BTNB
2. Đối với giáo viên:
-Tham gia vào nhóm nghiên cứu và ứng dụng về
PP BTNB do trường thành lập.
-Dự giờ đồng nghiệp sử dụng PP BTNB để rút ra
kinh nghiệm cho mình.

80
CÁC ĐỀ XUẤT VỀ ÁP DỤNG PP BTNB
2. Đối với giáo viên:
-Tập cho HS quen dần với PP BTNB, tạo một thói quen khi học bằng PP này.
-Yêu cầu sự giúp đỡ của cán bộ phụ trách thiết
bị.
81
CÁC ĐỀ XUẤT VỀ ÁP DỤNG PP BTNB
2. Đối với giáo viên:
-Tập cho HS các kĩ năng thông qua các môn học:
tranh luận, trình bày, giải thích quan điểm…
-Khuyến khích HS yếu trình bày các ý kiến cá
nhân ở tất cả các môn học.
-Tổ chức hoạt động ngoại khóa: điều tra, thăm
điểm …(kết hợp với các lực lượng giáo dục
khác)
82
KẾT LUẬN:
Qua quá trình thực hiện và áp dụng PPBTNB , chúng tôi cảm nhận rằng :Phương pháp của chương trình “Bàn tay nặn bột” là một trong những phương pháp dạy học tích cực.Phát huy tốt vai trò của HS, giúp cho trẻ em tự phát hiện được vấn đề; có nghĩa là: nhu cầu học sẽ có thể xuất phát từ cho chính các em, có thể sáng tạo trong hiện tại và trong tương lai. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của lứa tuổi Tiểu học.
83
Để phương pháp này có tính khả thi, chúng ta cần lưu ý:
- Dạy học theo phương pháp này cần có nhiều thời gian hơn cho một tiết học. Vì vậy, cần xây dựng một chương trình và sắp xếp vào buổi học thứ hai trong ngày.
- Dạy học theo phương pháp này cần có sự chuẩn bị một số dụng cụ và địa điểm học tập ngoài lớp học. Vì vậy, cần có sự ủng hộ giúp đỡ của nhà trường, gia đình. và xã hội.
84
Từ chuyên đề ĐMPPDH-NCCLTD ,chúng tôi đề nghị: Mọi PPDH dù có hay , có tiến bộ và tích cực như thế nào đi nữa thì vai trò , trách nhiệm của đội ngũ GV là cực kỳ quan trọng. Một PP hay nhưng GV không chịu tác động tích cực thì PP đó trở thành vô dụng; mong muốn PP “Bàn tay nặn bột” sớm được áp dụng rộng rãi, trở thành một phương pháp dạy học quen thuộc trong các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thực hiện Kế hoạch số 03/KH-PGDĐT mà Phòng GDĐT đăng ký với Ban Tuyên giáo Huyện Ủy “... Chỉ đạo các trường học không ngừng ĐMPPDH nhằm NCCLGD”, gắn với việc “ Học tập và làm theo tấm gương ĐĐ Hồ Chí Minh” năm 2013.
85


Xin chân thành cám ơn
Quý Thầy Cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 4,22MB| Lượt tài: 26
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)