Tài liệu Địa lý ôn HS giỏi tỉnh

Chia sẻ bởi Tô Minh Tấn | Ngày 16/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu Địa lý ôn HS giỏi tỉnh thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:




KĨ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ


I. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ:
1. BIỂU ĐỒ CỘT
a. Biểu đồ cột đơn
- Ý nghĩa: So sánh các đại lượng, động thái theo thời gian của một đối tượng địa lí. VD: Tình hình dân số qua một số năm, thu nhập bình quân đầu người một số nước Đông Nam Á.
- Cách vẽ:
+ Trục ngang: Chỉ thời gian (cần chia đơn vị thời gian nếu có) hoặc biểu hiện các đối tượng
+ Trục dọc: Chỉ số lượng (cần ghi chú đầu trục: biểu hiện đơn vị)
+ Chọn gốc toạ độ
+ Vẽ các cột theo số liệu: Bề rộng các cột bằng nhau, giá trị ghi trên đầu cột, không nối đỉnh cột
- Lưu ý: Các biểu đồ cột đơn biểu hiện các đối tượng khác nhau có thể vẽ cạnh nhau để dễ so sánh (cần làm kí hiệu khác nhau).
Ví dụ: So sánh diện tích cây công nghiệp và cây lương thực qua một số năm.
b. Biểu đồ cột chồng
- Ý nghĩa:
+ Vẽ theo giá trị tuyệt đối: Thể hiện quy mô và các thành phần của tổng thể
+ Vẽ theo giá trị tương đối: Thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo thời gian, không gian
- Cách vẽ:
+ Vẽ hệ thống trục: Như trường hợp biểu đồ cột đơn
+ Vẽ chồng nối tiếp giá trị các thành phần của tổng thể trên một cột (theo thời gian, không gian)
Ví dụ: Sản lượng tôm nuôi năm 1995 và 2002 phân theo vùng
c. Biểu đồ thanh ngang
- Ý nghĩa: Để so sánh các đại lượng
- Cách vẽ: Đây là dạng biểu đồ cột được vẽ trên hệ thống trục ngược với biểu đồ cột đơn:
+ Trục ngang: Biểu hiện giá trị
+ Trục dọc: Biểu hiện các đối tượng vùng so sánh
Ví dụ: Tỉ lệ thất nghiệp các vùng.
2. BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG (ĐỒ THỊ, ĐƯỜNG BIỂU DIỄN)
a. Biểu đồ đường
- Ý nghĩa: Cần trình bày sự thay đổi giá trị của một đại lượng theo thời gian hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng
- Cách vẽ: Vẽ hệ thống trục. Xác định toạ độ từng điểm một - Nối các điểm lại. Có thể vẽ nhiều đồ thị trên cùng một hệ thống trục:
+ Trục dọc: Chỉ số lượng (số liệu đơn vị cần chính xác)
+ Trục ngang: Chỉ thời gian (cần chia đúng tỉ lệ thời gian)
(Nếu các đối tượng cùng đại lượng: Vẽ cùng đơn vị trên trục tung. Nếu các đối tượng đo bằng các đại lượng khác nhau: Vẽ hai đồ thị: Dùng hai trục tung biểu hiện hai đơn vị khác nhau, mỗi đồ thị ứng một trục. Vẽ nhiều đồ thị: Cần chuyển các đại lượng về giá trị tương đối. Lấy năm gốc bằng 100%, tìm chỉ số phát triển của các năm còn lại. Dựa vào số liệu vừa tìm được để vẽ.
- Lưu ý: Ghi giá trị trên các điểm xác định
b. Biểu đồ kết hợp: cột và đường
- Ý nghĩa: Thể hiện hai đối tượng khác nhau
Ví dụ: Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa hoặc biến động diện tích và sản lượng của một số loại cây
- Cách vẽ: Kết hợp cách vẽ cột và đường
- Lưu ý:
+ Trên trục ngang độ dài các vạch chia phải tương ứng tỉ lệ với các khoảng cách thời gian.
+ Khi vẽ biểu đồ cột, điểm chia khoảng cách thời gian là ở giữa của cột
Ví dụ: Sản lượng than, dầu mỏ, điện nước ta và thu nhập du lịch…
3. BIỂU ĐỒ TRÒN
- Ý nghĩa: So sánh các thành phần trong một cơ cấu (tính theo %). Hai hay nhiều biểu đồ tròn so sánh quy mô, sự thay đổi tỉ trọng các thành phần trong cơ cấu theo thời gian (hoặc không gian)
Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu công nghiệp qua 2 năm 1989, 1993 hoặc biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
- Cách vẽ: Một vòng tròn biểu hiện 100%. Bắt đầu vẽ đường bán kính thẳng đứng. Vẽ các thành phần theo đúng tỉ lệ (1% tương ứng 3.60) theo thứ tự đề bài và chiều kim đồng hồ. Ghi chú: Giải thích các kí hiệu đã vẽ, ghi số liệu ngay trên hình vẽ.
- Lưu ý: Khi vẽ từ 2 vòng tròn trở lên, cần chú ý vẽ độ lớn các vòng tròn theo giá trị so sánh (quy mô, cơ cấu)
4. BIỂU ĐỒ MIỀN
- Ý nghĩa: Thể hiện cơ cấu và động thái diễn biến của đối tượng (thường 4 mốc thời gian trở lên)
- Cách vẽ: Ranh giới giữa các miền được vẽ bằng đường đồ thị
Ví dụ: Sự thay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tô Minh Tấn
Dung lượng: 152,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)