Tai liêu BDTX noi dung 2
Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Hợp |
Ngày 14/10/2018 |
96
Chia sẻ tài liệu: Tai liêu BDTX noi dung 2 thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Thực hiện Thông tư số 31/2011/TT- BGDĐT, ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên; Căn cứ công văn 1792/SGDĐT- GDCN-TX ngày 19/9/2014 của Sở GDĐT về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015. Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, nâng cao mức độ đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục trung học cơ sở và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở. Năm học 2014-2015, Sở GD và ĐT Quảng Bình tiếp tục lựa chọn lựa chọn và biên soạn chương trình bồi dưỡng thường xuyên (nội dung bồi dưỡng 2) với 02 chuyên đề: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC và PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC TIẾT LUYỆN TẬP trong chương trình Toán THCS.
Mục tiêu của đợt bồi dưỡng thường xuyên lần này là giúp giáo viên nắm được một số phương pháp dạy học tích cực, đồng thời củng cố, bổ sung kiến thức về Phương pháp dạy học các tiết luyện tập, từ đó trong sinh hoạt tổ chuyên môn của các nhà trường, cụm chuyên môn của các Phòng Giáo dục tiến hành trao đổi, xây dựng, thống nhất cách dạy các tiết dạy luyện tập cụ thể trong chương trình toán THCS phù hợp với thực tiễn của nhà trường nhằm năng cao chất lượng dạy học các tiết luyện tập nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung.
Hình thức tổ chức và thời lượng thực hiện chương trình bồi dưỡng theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo trong Công văn số 1792/SGDĐT- GDCN-TX ngày 19/9/2014 của Sở GDĐT.
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chuyên đề 1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
b. Thế nào là tính tích cực học tập?
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến
Thực hiện Thông tư số 31/2011/TT- BGDĐT, ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên; Căn cứ công văn 1792/SGDĐT- GDCN-TX ngày 19/9/2014 của Sở GDĐT về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015. Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, nâng cao mức độ đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục trung học cơ sở và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở. Năm học 2014-2015, Sở GD và ĐT Quảng Bình tiếp tục lựa chọn lựa chọn và biên soạn chương trình bồi dưỡng thường xuyên (nội dung bồi dưỡng 2) với 02 chuyên đề: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC và PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC TIẾT LUYỆN TẬP trong chương trình Toán THCS.
Mục tiêu của đợt bồi dưỡng thường xuyên lần này là giúp giáo viên nắm được một số phương pháp dạy học tích cực, đồng thời củng cố, bổ sung kiến thức về Phương pháp dạy học các tiết luyện tập, từ đó trong sinh hoạt tổ chuyên môn của các nhà trường, cụm chuyên môn của các Phòng Giáo dục tiến hành trao đổi, xây dựng, thống nhất cách dạy các tiết dạy luyện tập cụ thể trong chương trình toán THCS phù hợp với thực tiễn của nhà trường nhằm năng cao chất lượng dạy học các tiết luyện tập nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung.
Hình thức tổ chức và thời lượng thực hiện chương trình bồi dưỡng theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo trong Công văn số 1792/SGDĐT- GDCN-TX ngày 19/9/2014 của Sở GDĐT.
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chuyên đề 1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
b. Thế nào là tính tích cực học tập?
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thái Hợp
Dung lượng: 14,37MB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)