Tài liệu: BDHS giỏi cấp tỉnh địa lý 9

Chia sẻ bởi Tô Minh Tấn | Ngày 16/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: tài liệu: BDHS giỏi cấp tỉnh địa lý 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:


DÂN CƯ - LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG.
A. LAO ĐỘNG.
Đặc điểm lao động.
a. Nguồn LĐ
Nguồn lao động đông đảo hơn 42 tr năm 2005 mỗi năm tăng trên 1tr
Nguồn lđ nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất.
Chất lượng lđ ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên so với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ còn ít,đặc biệt là cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
b. Cơ cấu LĐ.
- Cơ cấu lđ theo các ngành kinh tế: có sự thay đổi mạnh……. Nhưng sự phân công lđ theo các ngành còn chậm .
- Thành phần kinh tế: có sự thay đổi khu vực nhà nước (giảm), vốn đầu tư nước ngoài (tăng) nhưng còn chậm.
- Thành thị và nông thôn : tập trung chủ yếu ở nông thôn, ít ở thành thị

1. Hãy nêu những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Trả lời
- Thế mạnh:
+Dân số nước ta trẻ nên số dân trong độ tuổi lđ đông, gia tăng nhanh. Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế nước ta là 42,53tr ng, chiếm 51,2% tổng dân số, gia tăng dân số nhanh mỗi năm tăng trên 1tr LĐ
+ Nguồn lđ nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất.
+ Chất lượng lđ ngày càng được nâng lên. Năm 1996 mới có 12,3% số LĐ qua đào tạo chuyên môn, năm 2005 là 25%
- Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lđ có trình độ cao vẫn còn ít đặc biệt là cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều năm 2005 còn 75% LĐ chưa qua đào tạo.
2. Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều :
a. Chứng minh nhận định trên và giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
b. Hậu quả của sự phân bố dân cư và nguồn lao động không đều đối với sự phát triển KT- XH và những giải pháp để khắc phục những hậu quả trên.
Trả lời:
a. Dân cư nước ta phân bố không đều.
a. Không đều giữa đồng bằng và đồi núi.
Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất nước nhưng chiếm tới 80% dân số cả nước( ĐBSH có mật độ 1180 người/ km2 , năm 1999)
Trung du và miền núi chiếm 3/4 DT nhưng dâ số chỉ chiếm 20% dân số cả nước, mật độ dân số thấp( TNg : 67 người/ km2 , Tây Bắc 62 người/ km2 – năm 1999).
b. Không đều giữa thành thị và nông thôn
Nông thôn chiếm 76,5% dân số, thành thị: 23,5% - năm 1999.
c. Không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam
Năm 1996 ĐBSH có mật độ 1157 người/ km2 , ĐBSCL có mật độ 414 người/ km2
d. Nguyên nhân.
- Sự phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi là do: ĐB thuận lợi về địa hình, đất đai, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp . Miền núi thiếu các điều kiện trên.
-Sự phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn là do: quá trình công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra chậm ( Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế).
- Sự phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam là do: Đồng bằng phía Bắc được khai thác từ lâu đời, đồng bằng phía Nam mới được khai phá.
b. Hậu quả của sự phân bố dân cư và nguồn lao động không đều.
a.Sự phân bố dân cư và lao động không đều giữa đồng bằng và miền núi gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Đồng bằng thừa lao động thiếu việc làm ( Chứng minh)
- Miền núi giàu tiềm năng tài nguyên nhưng lại thiếu lao động ( Chứng minh).
b.Sự phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.
Nông thôn thiếu việc làm dẫn đến làn song nhập cư vào các đô thị lớn gay sức ép về dân số tại các đô thị ( Nạn thất nghiệp gia tăng, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội …)
c. Không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam
Đồng bằng phía Bắc thừa lao động, thiếu việc làm. Đồng bằng Nam Bộ có tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là tài nguyên đất, nhưng lại thiếu nhân lực.
c. Các giải pháp chính
a. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bằng cách thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
b. Phân bố lại dân cư và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tô Minh Tấn
Dung lượng: 118,00KB| Lượt tài: 7
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)