Tập huấn giảng dạy tài liệu địa phương tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ bởi Lê Thanh Long | Ngày 28/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn giảng dạy tài liệu địa phương tỉnh Khánh Hòa thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa
TẬP HUẤN GIẢNG DẠY
TÀI LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Nha Trang, ngày 07 tháng 4 năm 2010
I/ Cơ sở biên soạn sách giáo khoa
và sách giáo viên
- Theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
- Công văn số 5982/BGDĐT-GDTH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương các môn học ở Tiểu học..
- Tài liệu tham khảo: Địa chí Khánh Hòa ; Khánh Hòa 350 năm - Hình thành và phát triển ; Khánh Hòa 350 năm-Những điều cần biết ; và các tư liệu, hình ảnh từ một số trang thông tin điện tử.
- Cấu trúc và khổ sách : dựa theo sách giáo khoa và sách giáo viên môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, lớp 5 hiện hành. Khổ sách 17x24cm.
II/ Mục tiêu của tài liệu
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
1. Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:
- Vị trí địa lí, diện tích, hình dạng, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân số của tỉnh Khánh Hòa.
- Một số điều kiện thuận lợi để Khánh Hòa phát triển mọi mặt.
- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Khánh Hòa theo dòng thời gian từ khi hình thành cho đến nay.
II/ Mục tiêu của tài liệu
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
2. Củng cố và rèn luyện các kĩ năng đã được hình thành trong môn Lịch sử và Địa lí, như:
- Quan sát sự vật, hiện tượng ; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn thông tin khác nhau.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
- Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí.
- Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,...
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
II/ Mục tiêu của tài liệu
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen:
- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về địa lí, lịch sử Khánh Hòa và nơi HS đang sinh sống.
- Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
- Tôn trọng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa.
III/ Nội dung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
Đính chính:
“Địa lí” và “Địa lý”.
Mục lục: “trang 10” thay cho “trang 9”,
“trang 15” thay cho “trang 14”
III/ Nội dung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
+ Phần Địa lí:
- Bài 1 : Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa, gồm các nội dung: vị trí địa lí, hình dạng, diện tích, địa hình, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên.
- Bài 2 : Người dân và hoạt động sản xuất ở Khánh Hòa, gồm các nội dung: dân số và kinh tế (phát triển du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác).
+ Phần Lịch sử:
- Bài : Lịch sử hình thành và những chặng đường lịch sử vẻ vang, gồm các nội dung: Lịch sử hình thành, Khánh Hòa qua từng giai đoạn (phong kiến, thực dân Pháp đô hộ, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám, chống Pháp, chống Mỹ, giải phóng Nha Trang-Khánh Hòa).
III/ Nội dung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
- Một số bài đọc thêm, gồm các nội dung :
. Cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám ở Khánh Hòa.
. Liệt sĩ Võ Văn Ký và cuộc chiến đấu 101 ngày đêm ở mặt trận Nha Trang.
. Khánh Hòa trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968.
. Anh hùng Bửu Đóa.
. Anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Oanh.
. Anh hùng Trần Thị Tư.
. Anh hùng Trần Thị Tính.
. Anh hùng Bo Bo Tới.
IV/ Nội dung sách giáo viên
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
Đính chính:
“Địa lí” và “Địa lý”.
Trang 10-SGV, bổ sung mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Lịch sử hình thành vùng đất Khánh Hòa.
- Cùng với cả nước,...
+ Phong trào “Bình Tây cứu quốc đoàn”.
+ Sự kiện Cách mạng Tháng Tám diễn ra ở Khánh Hòa.
...
IV/ Nội dung sách giáo viên
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
Việc giảng dạy tài liệu địa phương nằm trong kế hoạch giảng dạy chung của môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học, vì vậy, tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên không trình bày những nội dung về mục tiêu, chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả học tập, ... mà chỉ tập trung hướng dẫn cụ thể dạy học ở từng bài.
IV/ Nội dung sách giáo viên
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
+ Phần Địa lí : (2 tiết)
- Bài 1 (1 tiết): Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa, gồm các hoạt động :
. Hoạt động 1: Vị trí địa lí.
. Hoạt động 2: Hình dạng, diện tích.
. Hoạt động 3: Địa hình.
. Hoạt động 4: Khí hậu và sông ngòi.
. Hoạt động 5: Tài nguyên.
IV/ Nội dung sách giáo viên
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
- Bài 2 (1 tiết): Người dân và hoạt động sản xuất ở Khánh Hòa, gồm các hoạt động :
. Hoạt động 1: Dân số.
. Hoạt động 2: Phát triển du lịch.
. Hoạt động 3: Phát triển công nghiệp.
. Hoạt động 4: Phát triển nông nghiệp và các hoạt động sản xuất khác.
IV/ Nội dung sách giáo viên
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
+ Phần Lịch sử : (2 tiết)
- Bài : Lịch sử hình thành và những chặng đường lịch sử vẻ vang :
* Tiết 1 : có 3 hoạt động :
. Hoạt động 1: Lịch sử hình thành.
. Hoạt động 2: Khánh Hòa thời phong kiến (1653-1858)
. Hoạt động 3: Khánh Hòa dưới ách đô hộ của thực dân Pháp (1858-1929)
IV/ Nội dung sách giáo viên
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
+ Phần Lịch sử : (2 tiết)
- Bài : Lịch sử hình thành và những chặng đường lịch sử vẻ vang :
* Tiết 2 : có 4 hoạt động :
. Hoạt động 4: Khánh Hòa từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
. Hoạt động 5: Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
. Hoạt động 6: Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
. Hoạt động 7: Giải phóng Nha Trang-Khánh Hòa, góp phần thống nhất đất nước.

IV/ Nội dung sách giáo viên
Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa
*Thông tin tham khảo dành cho giáo viên:
- Chủ yếu cung cấp cho GV những thông tin về điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, giúp GV mở rộng kiến thức.
- Do các sự kiện lịch sử tiêu biểu đã đưa vào tài liệu học tập cho HS, vì vậy trong tài liệu giảng dạy cho GV chỉ đưa vào chiến dịch “Thiềm đầu thủy”.
MỘT SỐ LƯU Ý
- Phong trào “Bình Tây cứu quốc đoàn”.
- Thuật ngữ : tổ chức Đảng - Đảng bộ.
- Chiến dịch Thiềm đầu thủy.
THẢO LUẬN
- Đọc tài liệu Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa dành cho HS và dành cho GV, cho ý kiến về nội dung và việc tổ chức các hoạt động trong từng tiết.

V/ Hướng dẫn thực hiện
1/ Yêu cầu cần đạt :
Học xong tài liệu Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa, HS cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau :
+ Phần Địa lí:
- Xác định được vị trí tỉnh Khánh Hòa trên bản đồ Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm tự nhiên của Khánh Hòa : hình dạng, diện tích, khí hậu, sông ngòi.
- Số dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi nhiều mặt, là điều kiện thuận lợi để phát triển mọi mặt, trở thành trung tâm du lịch, công nghiệp, khoa học và công nghệ của cả vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
V/ Hướng dẫn thực hiện
+ Phần Lịch sử:
- Lịch sử hình thành vùng đất Khánh Hòa.
- HS biết được một số sự kiện diễn ra ở Khánh Hòa trong công cuộc mở mang đất đai, xây dựng đời sống và chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước:
* Phong trào “Bình Tây cứu quốc Đoàn” do Trịnh Phong
lãnh đạo.
* Cách mạng tháng Tám ở Khánh Hòa.
* “101 ngày đêm tại mặt trận Nha Trang”.
* Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân
1968.
* Giải phóng Nha Trang-Khánh Hòa, góp phần thống
nhất đất nước.
V/ Hướng dẫn thực hiện
+ HS yêu thiên nhiên, con người Khánh Hòa, tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, phấn đấu học tập và trở thành công dân tốt, đóng góp vào xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
V/ Hướng dẫn thực hiện
2/ Tổ chức dạy học:
- Tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên đi sâu vào hướng dẫn từng bài, nhằm giúp GV xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần đạt được sau mỗi bài học; những đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS cũng như cách tiến hành các hoạt động dạy và học để đạt được mục tiêu của bài học. Qua đó, GV có thể áp dụng sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp để soạn ra những kế hoạch bài học riêng của mình cho phù hợp với trình độ thực tế của học sinh.
V/ Hướng dẫn thực hiện
2/ Tổ chức dạy học:
- Đồ dùng dạy học: hiện chỉ có một số tư liệu dạy học điện tử (Lược đồ tỉnh Khánh Hòa tranh ảnh, ...), chưa có đồ dùng dạy học phục vụ riêng cho việc giảng dạy tài liệu Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa. Vì vậy, khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học đơn giản, tổ chức, hướng dẫn cho HS sưu tầm tranh ảnh để phục vụ giảng dạy và học tập. Tranh ảnh, biểu bồ, lược đồ, bản đồ nên ép plastic để có thể sử dụng lâu bền.
V/ Hướng dẫn thực hiện
2/ Tổ chức dạy học:
- Các hình thức: cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức như : học chung cả lớp, theo nhóm, làm việc cá nhân trong lớp hoặc ngoài trời, kết hợp với tham quan, mời các nhân chứng lịch sử nói chuyện,...
- Các phương pháp: sử dụng các phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí như: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, quan sát, thực hành, hỏi-đáp,... để giảng dạy tài liệu Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa.
V/ Hướng dẫn thực hiện
2/ Tổ chức dạy học:
- Bên cạnh việc giảng dạy theo yêu cầu cần đạt, GV cần chú ý giúp đỡ các HS có khó khăn trong học tập, ví dụ :
+ Khi dạy nội dung về sông ngòi ở Khánh Hòa: GV cho HS biết sông ngòi của Khánh Hòa cũng dày đặc, ngắn và dốc, gây ra lũ lụt vào mùa mưa như ở bài Sông ngòi (phân môn Địa lí 5), có 2 con sông lớn là sông Cái (NT) và sông Dinh (NH). HS khá, giỏi có thể biết thêm về tỉnh Khánh Hòa có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, cứ 5-6km là có một cửa biển.
+ Khi dạy về Lịch sử Khánh Hòa, HS có khó khăn chỉ cần nhớ về các thời điểm như : vùng đất Khánh Hòa được hình thành từ năm 1653, tên tỉnh Khánh Hòa được xác lập từ năm 1832, ngày 23-10 hàng năm là ngày kỷ niệm Khánh Hòa kháng chiến, ngày 2-4 hàng năm là ngày kỷ niệm giải phóng Nha Trang-Khánh Hòa,….
V/ Hướng dẫn thực hiện
3/ Đánh giá, xếp loại:
Việc đánh giá kết quả học tập cần phải quan tâm đến tất cả các mặt : kiến thức, kĩ năng và thái độ. Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa là nội dung giảng dạy tài liệu địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí , vì vậy, việc đánh giá được thực hiện theo kế hoạch chung của môn Lịch sử và Địa lí, được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
+ Kiểm tra thường xuyên: Giáo viên tiến hành kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa, tùy thuộc vào thời điểm đánh giá, GV có thể ghi điểm vào Sổ theo dõi kết quả kiểm tra đánh giá học sinh lớp 5.
+ Kiểm tra định kì: nội dung Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa đưa vào đề kiểm tra định kì cuối năm học môn Lịch sử và Địa lí, không quá 1 câu.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
QUÝ THẦY CÔ GIÁO
Chúc Sức khỏe – Hạnh phúc
PP dạy học Lịch sử
- PP tường thuật, miêu tả, kể chuyện: GV kể lại các câu chuyện lịch sử, tường thuật lại diễn biến các sự kiện lịch sử, miêu tả các sự vật, đối tượng, thiết chế,... đã tồn tại trong lịch sử.
- PP đàm thoại (hỏi-đáp) có vai trò hết sức quan trọng. PP này giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.
- HS thông qua quá trình làm việc với sử liệu để tự tạo ra cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.
PP dạy học Địa lí
- PP hình thành biểu tượng địa lí: cho HS quan sát đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình,..theo các bước:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát.
Bước 2: Xác định mục đích quan sát.
Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn HS quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập,...
Bước 4: HS báo cáo kết quả quan sát.
PP dạy học Địa lí
- PP hình thành khái niệm địa lí: có 3 loại khái niệm:
. Khái niệm địa lí chung:
Ví dụ : sông, núi, công nghiệp,...
. Khái niệm địa lí riêng:
Ví dụ : sông Hồng, nhà máy thủy điện Y-a-li,...
. Khái niệm địa lí tập hợp:
Ví dụ: sông ngòi miền Bắc, sông ngòi miền Trung,...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Long
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)