SKKN mới nhất ./.

Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Liên | Ngày 10/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: SKKN mới nhất ./. thuộc Kể chuyện 5

Nội dung tài liệu:


a. PHầN Thứ Nhất
mở ĐầU
I -Lí DO CHọN Đề TàI
Có lẽ khi đọc tên đề tài hẳn mọi người không khỏi băn khoăn cho rằng tôi đã tham vọng trong việc chọn quá nhiều nội dung kiến thức. Song trong phạm vi kinh nghiệm này bản thân tôi không tham vọng muốn “với vào ”quá nhiều kiến thức mà chỉ mong được đề cập một khía cạnh cụ thể đó là :
Việc “Khái quát và tổng hợp các kiến thức giúp học sinh lớp 4 khắc sâu
và ghi nhớ dễ dàng hơn đối với một số dạng toán được coi là cơ bản ở lớp 4”.
Lí do vì sao tôi lại đề cập đến việc “Khái quát và tổng hợp…” ?
Chúng ta đã biết giai đoạn các lớp 4,5 có thể coi là giai đoạn học tập sâu (so với giai đoạn trước). ở các lớp 1,2,3, học sinh chủ yếu nhận biết các khái niệm ban đầu đơn giản, qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thật, mô hình, hình ảnh, do đặc điểm về nhận thức tư duy học sinh, chưa nhận thức rõ các mối quan hệ, các tính chất của sự vật hiện tượng. Song đến giai đoạn II, các lớp 4-5 học sinh vẫn học tập các kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Nhiều nội dung toán học có thể coi là trừu tượng, khái quát đối với học sinh lớp 1,2,3, thì đến lớp 4 nó trở nên cụ thể trực quan làm cơ sở để học các nội dung mới.
Thực sự từ khi chương trình sách giáo khoa mới được đưa vào giảng dạy cho đến nay, bản thân tôi nhận thấy: Có lẽ vì sự đổi mới của chương trình tiểu học “không quá nhấn mạnh lý thuyết mà cố gắng tạo điều kiện để tinh giảm nội dung, tăng hoạt động thực hành” mà một phần nào đó khả năng tổng hợp và hệ thống kiến thức của học sinh còn chưa tốt. Việc sử dụng lý thuyết để thâu tóm, tổng hợp, hệ thống kiến thức đã học, giúp học sinh ghi nhớ theo tôi là nên làm. Nếu giáo viên không thực hiện tốt học sinh sẽ không khắc sâu được kiến thức, khó phân biệt được sự khác nhau giữa các dạng bài tập, khi thực hành dễ nhầm lẫn, làm sai .



Thực tế học sinh đã nhầm lẫn rất nhiều khi học các bài : “Tìm phân số của một số”, “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
Nói tóm lại, việc học sinh cần có lý thuyết để tổng hợp, thâu tóm các kiến thức đã học là cần thiết .Vậy giáo viên cần phải làm thế nào để giải quyết vấn đề trên? Cách tổ chức và biện pháp thực hiện vấn đề cụ thể đó như thế nào để giúp học sinh ghi nhớ và vân dụng, nắm vững hơn - giải tốt hơn các dạng toán đã nêu trên.

II Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng giáo viên, học sinh và công tác giảng dạy ở trường tiểu học Yên Giang.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học sinh giải các dạng toán.“Tìm phân số của một số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Ngọc Liên
Dung lượng: 43,72KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)