. Tập làm văn 5.

Chia sẻ bởi đỗ ngọc anh thư | Ngày 10/10/2018 | 274

Chia sẻ tài liệu: . Tập làm văn 5. thuộc Kể chuyện 5

Nội dung tài liệu:

CẢM THỤ VĂN HỌC LỚP 5

I. Thế nào là cảm thụ văn học?
Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ... thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)
Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ... ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi,“nhập thân” với những gì đã đọc...
Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sư say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.
II. Cách viết một đoạn bài cảm thụ văn học:
Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?...)
Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong bài (Dựa vào yêu cầu cụ thê của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: cách dùng từ đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ... đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc).
Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5 - 7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng, có htể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ)
Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở học, kiên trì tập luyện từng bước (từ dễ đến khó), nhất định học sinh sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và cuộc sống của chúng ta.






(Đây chỉ là những ý chính trong nội dung cảm thụ, yêu cầu em phải biết viết những ý chính trên thành một, hai đoạn văn hoàn chỉnh, có câu Mở, câu Kết và phần Thân đoạn rõ ràng và hay, chứ không được chỉ chép y nguyên những gợi ý đó.)
Câu 1: Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?
Gợi ý
Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đỗ ngọc anh thư
Dung lượng: 333,50KB| Lượt tài: 7
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)