Kể chuyện
Chia sẻ bởi Ngô Đức Thắng |
Ngày 10/10/2018 |
260
Chia sẻ tài liệu: Kể chuyện thuộc Kể chuyện 5
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các thầy giáo, cô giáo về dự Chuyên đề bồi dưỡng HSG khối lớp 5 Môn : Tiếng Việt I. Mục tiêu của chuyên đề Đưa ra một số dạng bài Cảm thụ văn học và Tập làm văn để GV khối 5 tham khảo, thảo luận cách bồi dưỡng đối tượng HSG tốt nhất. Qua chuyên đề này các GV tháo gỡ những vướng mắc khó khăn khi bồi dưỡng HSG phân môn Tập làm văn để GV, HS có hứng thú dạy - học có chất lượng. Góp phần nâng cao chất lượng dạy- học Tiếng Việt nói riêng và chất lượng toàn diện nói chung. II. Các dạng bài Tập làm văn học ở lớp 5 1.Văn miêu tả Tả cảnh Tả người 2. Các loại văn bản khác Làm báo cáo thống kê Làm đơn Thuyết trình, tranh luận Viết biên bản cuộc họp, vụ việc. Lập chương trình hoạt động Viết đoạn đối thoại III. Ôn các dạng bài Tập làm văn đã học ở lớp dưới - Ôn tập về kể chuyện Ôn tập văn miêu tả: + Tả đồ vật + Tả cây cối + Tả con vật - Ôn viết thư IV. Một số dạng bài Cảm thụ văn học và Tập làm văn thường bồi dưỡng cho đối tượng HS giỏi. 1. Dạng bài : Cảm thụ văn học Dạng 1. HS cảm nhận được cái hay cái đẹp của đoạn văn cho trước: - Tìm hình ảnh đẹp của đoạn văn, đoạn thơ. - Nêu các biện pháp tu từ trong đoạn thơ, đoạn văn,.. Nhận xét cách dùng từ, đặt câu của tác giả. Nêu nội dung ý nghĩa của đoạn văn, đoạn thơ... Cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. ........................................ Dạng 2. - HS nhớ và ghi lại đoạn văn, đoạn thơ đã học và nêu cảm nhận cái hay cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ vừa viết. - HS nhớ và ghi lại đoạn văn, đoạn thơ đã học và nêu rõ vì sao em thích đoạn văn, đoạn thơ đó. Dạng 3. - HS đọc đoạn văn, đoạn thơ nắm bắt nội dung để đặt tên cho đoạn văn, đoạn thơ cho trước. Để HS cảm nhận cái hay cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu những gì? Để HS cảm nhận cái hay cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ GV cần: Hướng dẫn HS tìm ra các biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong đoạn văn, đoạn thơ để làm nổi bật giá trị nội dung của đoạn văn đoạn thơ đó. ở tiểu học học sinh được làm quen với biện pháp tu từ : Biện pháp so sánh Biện pháp nhân hoá Biện pháp đối lập Biện pháp điệp từ, điệp ngữ ( lặp từ ngữ) Biện pháp chơi chữ ....................... Trong chương trình lớp 5 có các bài Tập đọc mà HS có thể vận dụng cảm thụ: Sắc màu em yêu ( Điệp từ) Tiếng đàn ba- la -lai -ca trên sông Đà ( nhân hoá, SS) Trước cổng trời ( so sánh) Hạt gạo làng ta ( điệp từ, so sánh, đối lập) Về ngôi nhà đang xây ( so sánh, nhân hoá) Cao Bằng ( so sánh) Cửa sông ( chơi chữ, nhân hoá, so sánh) Mùa thảo quả ( Cách viết câu, từ đặc biệt) Đất nước ( Điệp từ, nhân hoá) Đất Cà Mau, Tiếng vọng (Đặt tên khác cho đoạn, cho bài) Ví dụ: Trong bài thơ Cây dừa có đoạn: " Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh." Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và chỉ ra cái hay cái đẹp của đoạn thơ đó. Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh qua các từ ngữ: quả dừa ( giống như) đàn lợn con; tàu dừa ( giống như) chiếc lược. Cách so sánh rất gần gũi, thú vị giúp ta dễ liên tưởng hình dung cảnh vật sống động, có đường nét, hình khối. Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá bằng các từ ngữ: dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Các từ ngữ này có tác dụng làm cho vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. Qua cách nhân hoá làm cho hình ảnh cây dừa trở nên sống động gợi tả , gợi cảm cao. Bài tập1. " Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa Nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Đức Thắng
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)