SKKN địa lí 9
Chia sẻ bởi Lục Thị Khoa |
Ngày 16/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: SKKN địa lí 9 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ TÀI :
KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ
Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lí chung:
Học theo nhóm là một trong những phương pháp học tập có hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh phổ thông.
Khi học theo nhóm học sinh sẽ được thảo luận theo từng vấn đề của bài học. Đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập. Học theo nhóm cũng là cơ hội cho học sinh học hỏi lẫn nhau, hổ trợ lẫn nhau về cách tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học. Khi học theo nhóm, học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không làm được một mình mà phải bằng cách là mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ nhận thức mà giáo viên giao cho. Qua đó tính tích cực, chủ động của học sinh được phát huy đến cao độ.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, phương pháp học theo nhóm vẫn còn một số giáo viên chưa nắm vững, ít khi thực hiện hoặc có thực hiện thì cũng mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tích cực của nó. Vì vậy nhiều năm qua bản thân chúng tôi rất quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng về phương pháp học nhóm để tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông. Với nhiệm vụ là giáo viên giảng dạy địa lý cấp trung học cơ sở, chúng tôi đã đúc kết những gì đã tích luỹ được thành đề tài “kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy địa lý trung học cơ sở”.
II/ Thực trạng hoạt động nhóm thời gian qua:
Từ năm học 2002 – 2003 khi bắt đầu thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, mỗi giáo viên hàng năm đều được tập huấn về đổi mới phương pháp, trong đó mới nhất là phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Đến nay đã qua nhiều năm thực hiện, nhưng qua các tiết dự giờ, tham khảo giáo án và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp gần đây, chúng tôi thấy vẫn còn một số giáo viên hiểu chưa đúng, lúng túng trong thực hiện và thực hiện chưa có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm. Những hạn chế đó thể hiện như sau:
- Phần lớn các tiết có tổ chức thảo luận nhóm đều vượt quá thời gian một tiết dạy (cháy giáo án), hoặc để đảm bảo thời gian thì giáo viên cắt xén thời gian của các phần, các khâu khác dẫn đến phân phối thời gian trong tiết dạy không hợp ly.ù
- Thực hiện không đầy đủ các bước của quy trình thảo luận nhóm như chỉ nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận rồi cho các nhóm báo cáo, sau đó giáo viên nhận xét đúng, sai, đầy đủ hay chưa đầy đủ nội dung của các nhóm và chuẩn xác kiến thức rồi ghi bảng cho học sinh ghi theo. Làm như vậy sẽ thiếu một bước quan trọng là cho học sinh trong nhóm hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung làm rõ vấn đề. Vì thế mỗi nhóm chỉ quan tâm đến câu hỏi của nhóm mình mà không cần biết đến câu hỏi của nhóm khác dẫn đến kết quả là học sinh nhận thức không đầy đủ nội dung bài học.
- Một số giáo viên lại có quan niệm là tổ chức bao nhiêu nhóm thì phải đưa ra bấy nhiêu câu hỏi nên khi tổ chức 6 nhóm thì đưa ra 6 câu hỏi thảo luận. Khi các nhóm thảo luận và lần lượt báo cáo xong 6 câu trả lời, tiếp đến học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung chéo lẫn nhau và cuối cùng giáo viên nhận xét, chuẩn sát xong 6 đơn vị kiến thức thì cũng sắp hết thời gian tiết học. Phần thảo luận nhóm kéo quá dài như vậy sẽ gây nên tâm lí nhàm chán trong học sinh, làm cho tiết học lẽ ra sinh động nhưng lại trở nên không sinh động.
- Có giáo viên muốn rút ngắn thời gian thảo nhóm để đảm bảo thời gian tiết dạy bằng cách đưa ra những câu hỏi rất đơn giản ở dạng “câu hỏi đóng” (dạng đúng, sai, có, không) hoặc nhìn vào sách giáo khoa hay hình ảnh là đã biết được nội dung trả lời, làm cho cuộc thảo luận trở nên tẻ nhạt, mang tính hình thức. Học sinh trong nhóm không cần đóng góp ý kiến, chỉ cần một mình thư ký hoặc nhóm trưởng mở sách giáo khoa, ghi nội dung trả lời là xong, không cần phải xin ý kiến các bạn trong nhóm.
Ví dụ : khi dự giờ một đồng nghiệp dạy địa 6 (bài Lớp vỏ khí ) thay vì cho học sinh quan sát hình 46 để thảo luận tìm ra vị
KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ
Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lí chung:
Học theo nhóm là một trong những phương pháp học tập có hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh phổ thông.
Khi học theo nhóm học sinh sẽ được thảo luận theo từng vấn đề của bài học. Đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập. Học theo nhóm cũng là cơ hội cho học sinh học hỏi lẫn nhau, hổ trợ lẫn nhau về cách tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học. Khi học theo nhóm, học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không làm được một mình mà phải bằng cách là mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ nhận thức mà giáo viên giao cho. Qua đó tính tích cực, chủ động của học sinh được phát huy đến cao độ.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, phương pháp học theo nhóm vẫn còn một số giáo viên chưa nắm vững, ít khi thực hiện hoặc có thực hiện thì cũng mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tích cực của nó. Vì vậy nhiều năm qua bản thân chúng tôi rất quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng về phương pháp học nhóm để tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông. Với nhiệm vụ là giáo viên giảng dạy địa lý cấp trung học cơ sở, chúng tôi đã đúc kết những gì đã tích luỹ được thành đề tài “kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy địa lý trung học cơ sở”.
II/ Thực trạng hoạt động nhóm thời gian qua:
Từ năm học 2002 – 2003 khi bắt đầu thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, mỗi giáo viên hàng năm đều được tập huấn về đổi mới phương pháp, trong đó mới nhất là phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Đến nay đã qua nhiều năm thực hiện, nhưng qua các tiết dự giờ, tham khảo giáo án và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp gần đây, chúng tôi thấy vẫn còn một số giáo viên hiểu chưa đúng, lúng túng trong thực hiện và thực hiện chưa có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm. Những hạn chế đó thể hiện như sau:
- Phần lớn các tiết có tổ chức thảo luận nhóm đều vượt quá thời gian một tiết dạy (cháy giáo án), hoặc để đảm bảo thời gian thì giáo viên cắt xén thời gian của các phần, các khâu khác dẫn đến phân phối thời gian trong tiết dạy không hợp ly.ù
- Thực hiện không đầy đủ các bước của quy trình thảo luận nhóm như chỉ nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận rồi cho các nhóm báo cáo, sau đó giáo viên nhận xét đúng, sai, đầy đủ hay chưa đầy đủ nội dung của các nhóm và chuẩn xác kiến thức rồi ghi bảng cho học sinh ghi theo. Làm như vậy sẽ thiếu một bước quan trọng là cho học sinh trong nhóm hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung làm rõ vấn đề. Vì thế mỗi nhóm chỉ quan tâm đến câu hỏi của nhóm mình mà không cần biết đến câu hỏi của nhóm khác dẫn đến kết quả là học sinh nhận thức không đầy đủ nội dung bài học.
- Một số giáo viên lại có quan niệm là tổ chức bao nhiêu nhóm thì phải đưa ra bấy nhiêu câu hỏi nên khi tổ chức 6 nhóm thì đưa ra 6 câu hỏi thảo luận. Khi các nhóm thảo luận và lần lượt báo cáo xong 6 câu trả lời, tiếp đến học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung chéo lẫn nhau và cuối cùng giáo viên nhận xét, chuẩn sát xong 6 đơn vị kiến thức thì cũng sắp hết thời gian tiết học. Phần thảo luận nhóm kéo quá dài như vậy sẽ gây nên tâm lí nhàm chán trong học sinh, làm cho tiết học lẽ ra sinh động nhưng lại trở nên không sinh động.
- Có giáo viên muốn rút ngắn thời gian thảo nhóm để đảm bảo thời gian tiết dạy bằng cách đưa ra những câu hỏi rất đơn giản ở dạng “câu hỏi đóng” (dạng đúng, sai, có, không) hoặc nhìn vào sách giáo khoa hay hình ảnh là đã biết được nội dung trả lời, làm cho cuộc thảo luận trở nên tẻ nhạt, mang tính hình thức. Học sinh trong nhóm không cần đóng góp ý kiến, chỉ cần một mình thư ký hoặc nhóm trưởng mở sách giáo khoa, ghi nội dung trả lời là xong, không cần phải xin ý kiến các bạn trong nhóm.
Ví dụ : khi dự giờ một đồng nghiệp dạy địa 6 (bài Lớp vỏ khí ) thay vì cho học sinh quan sát hình 46 để thảo luận tìm ra vị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lục Thị Khoa
Dung lượng: 133,00KB|
Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)