SKKN

Chia sẻ bởi Hoàng Hữu Khiệu | Ngày 29/04/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

I.Đặt vấn đề
Mục tiêu giáo dục trong thời đại ngày nay là xây dựng con người mới XHCN phát triển toàn diện về mọi mặt.Thế nhưng trong giáo dục có một thực trạng đáng buồn là nhiều học sinh chỉ coi trọng hai môn Văn,Toán coi nhẹ các môn phụ.Vì thế những hiểu biết sơ đẳng về các lĩnh vực địa Lí, Lịch sử .thì hầu như không biết. Có lẽ một phần là do người thầy chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh trong các tiết học. Để làm được điều đó không phải đơn giản. Đòi hỏi người Thầy phải có tâm huyết với nghề, vận dụng những phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của học sinh giúp các em cảm thấy hứng thú hơn trong tiết học. Đối với tôi đã qua một vài năm giảng dạy môn Địa lí 6 tôi thấy rằng việc vận dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Địa lí 6 một cách có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí.
II.Nội Dung
1.Cơ sở lí luận của vấn đề
Phương pháp vấn đáp là phương pháp khá quen thuộc với hầu hết các bộ môn. Với môn Địa lí 6 nội dung kiến thức khá nặng và khó, vì đây là phần Địa Lí đại cương về Trái Đất, hơn nữa các em mới ở giai đoạn đầu cấp vẫn còn bỡ ngỡ chưa quen với phương pháp giảg dạy mới ở câpII. Để đạt hiệu quả cao trong tiết học, lôi cuốn học sinh không phải người thầy nào cũng làm được. Đòi hỏi người Giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt tất cả các phương pháp trong quá trình dạy học. Đặc biệt khi đưa ra các tranh ảnh lược đồ, bản đồ phải kết hợp với phương pháp vấn đáp một cách nhịp nhàng ăn khớp. Đó chính là nghệ thuật của người thầy để lôi cuốn học sinh, gây hứng thú cho các em.
Phương pháp vấn đáp là phương pháp Giáo viên khéo léo đặt ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới, tự khám phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống. Giúp học sinh củng cố mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được, nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá giúp học sinh tự kiểm tra ,đánh giá việc lĩnh hội tri thức của mình.
Căn cứ vào mục đích dạy học người ta phân làm vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra.
Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân làm: Vấn đáp giải thích, vấn đáp tìm tòi, phát hiện .
Phương pháp này nếu sử dụng khéo léo sẽ giúp giáo viên điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực nhận thức của các em. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự diễn đạt bằng lời một cách khoa học,chính xác đầy đủ, xúc tích
Giúp Giáo viên thu nhận tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gọn, kịp thời.
2.Cơ sở thực tiễn
Từ thực tiễn giảng dạy môn Địa lí lớp 6 tôi thấy rằng ở khối lớp này các em vẫn còn lạ lẫm chưa quen với phương pháp, đặc trưng bộ môn, hầu như các em vẫn cón nhút nhát không dám giơ tay phát biểu ý kiến của mình về một vấn đề Địa lí nào đó. Kĩ năng diễn đạt trình bày một vấn đề Địa lí vẫn cón kém. Là một Giáo viên dạy Địa lí tôi muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí. Một trong những điều mà tôi quan tâm nhất đó là việc vận dụng phương pháp vấn đáp một cách có hiệu quả trong dạy học môn Địa lí đặc biệt là đối với học sinh lớp 6
3.Hệ thống các giải pháp
3.1 Để thực hiện phương pháp vấn đáp trong dạy học địa lý lớp 6 có hiệu quả, Giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
Phương pháp vấn đáp là một phương pháp thông dụng, không thể thiếu được trong giảng dạy Địa lí. Nhưng điều quan trọng là người Giáo viên phải biết vận dụng vào dạy học như thế nào để đạt hiệu quả cao. Đó là điều không đơn giản. Bằng thực tế giảng dạy qua vài năm tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của mình khi sử dụng phương pháp vấn đáp vào dạy học môn Địa lí.
Khi sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học Địa lí Giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:
Khi đặt câu hỏi Giáo viên không đơn thuần chỉ chú ý đến câu hỏi tái hiện tài liệu dã lĩnh hội mà chú ý đến những câu hỏi vận dụng tri thức đã nắm được trước đây để giải quyết vấn đề mới.
Câu hỏi phải hướng trí tuệ học sinh vào bản chất của những sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn nhận sự vật, hiện tượng Địa lí không chỉ theo những thành tố, theo từng bộ phận mà còn theo tính chỉnh thể.
Câu hỏi phải đặt theo những quy tắc lôgíc.
Việc diễn đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh. Khối lượng những khái niệm trong mỗi câu hỏi của Giáo viên không vượt quá khả năng tìm câu trả lời đúng của học sinh .
Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không thể có hai câu trả lời đúng về hình thức phải gọn gàng sáng sủa.
- Môn địa lý lớp 6 bao gồm những kiến thức đại cương về Trái đất, thành phần tự nhiên của Trái Đất. Đây là những kiến thức cơ bản, đại cương tương đối khó. Những kiến thức này được coi là cơ sở nền tảng để các em tiếp tục học lên ở những lớp sau. Học sinh lớp 6 ở đầu cấp THCS các em còn bỡ ngỡ, chưa thực sự quen với những phương pháp giảng dạy mới. Vì vậy, sử dụng phương pháp dạy học,đặc biệt là phương pháp vấn đáp một cách linh hoạt, có hiệu quả là điều hết sức cần thiết đối với mỗi Giáo viên dạy môn Địa lý 6.
Giáo viên chuẩn bị kĩ câu hỏi trong quá trình soạn bài. Khâu soạn bài là một khâu quan trọng để Giáo viên định hướng đưa ra hệ thống câu hỏi.Tuỳ đặc điểm trình độ học sinh, tuỳ từng phương pháp được chọn, tuỳ nội dung kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần có ở học sinh mà quyết định số lượng câu hỏi cho thích hợp.
Tránh khuynh hướng hình thức khi đặt câu hỏi ở những vấn đề dễ hỏi, chứ không phải ở những chỗ cần hỏi. Tránh sử dụng câu hỏi sự kiện hơn là những câu hỏi yêu cầu cao về mặt nhận thức.
Tránh tuỳ tiện đặt câu hỏi tức thì ngay tại lớp mà không chuẩn bị trước. Mỗi bài học cần có câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích xác định ,trên cơ sở đó khi lên lớp sẽ phát triển thêm câu hỏi phụ tuỳ theo diễn biến của tiết học .
Việc sử dụng câu hỏi trên lớp :
Giáo viên nêu câu hỏi phải thu hút được sự chú ý và kích thích hoạt động chung của cả lớp sau đó mới chỉ định một học sinh nào đó trả lời. GV cần yêu cầu cả lớp lắng nghe, sau đó phát biểu ý kiến bổ sung, sửa chữa câu trả lời của bạn. GV cần lắng nghe học sinh trả lời, khi HS trả lời nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi dẫn dắt HS trả lời câu hỏi chính được tốt hơn.
Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác.Tránh thái độ nôn nóng, vội vàng, cắt ngang ý kiến của học sinh khi không thật cần thiết. Làm như vậy các em cảm thấy bị xấu hổ, tự ti, lần sau không dám phát biểu, cảm thấy sợ sệt khi GV lên lớp. Cần chú ý uốn nắn nhận xét, bổ sung câu trả của học sinh giúp học sinh hệ thống hoá những tri thức tiếp thu được trong quá trình vấn đáp.
GV không chỉ chú ý đến kết quả câu trả lời mà còn chú ý đến cả cách diễn đạt câu trả lời của học sinh có chính xác, rõ ràng, lôgic không. Đó là điều quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt trình bày một vấn đề của học sinh.
Cần sử dụng mọi biện pháp thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc để tạo nên tình huống có vấn đề nhằm thu hút toàn lớp tham gia thảo luận tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Như vậy có thể góp phần lấp lỗ hổng, chữa những sai làm hoặc hiểu chưa chính xác nội dung học tập của học sinh
Tạo không khí thoải mái trong lớp học để học sinh không quá lo ngại khi trả lời, để các em kém không mặc cảm về trình độ của mình .
Nên khuyến khích, động viên, trân trọng sự cố gắng, những tiến bộ nhỏ của học sinh, tuy nhiên không nên lạm dụng quá lời khen.
3.2Vận dụng vào bài dạy cụ thể.
Để dạy mục 1 trong bài 4 Địa lí 6 "Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí " .Tôi đã vận dụng một cách có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Song đây cũng là ý tưởng của cá nhân tôi. Vì vậy không thể tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được góp ý của đồng nghiệp.
Có thể nói bài này tương đối mới và khó, đây là những kiến thức hết sức mới lạ với với các em. Để dạy được bài này tôi đã vân dụng phương pháp vấn đáp cùng với tất cả các phương pháp khác một cách nhịp nhàng giúp bài dạy giúp học sinh hiểu bài.
HĐ của GV -HS Nội dung ghi bảng
-Trước tiên GV sử dụng vấn đáp tái hiện yêu cầu HS nhắc lại khái niệm kinh tuyến,vĩ tuyến .
-Sử dụng phương pháp thuyết trình:
+Muốn xác định phương hướng trên bản đồ trước tiên ta phải xác định đươc điểm trung tâm.
+Nếu ở ngoài thực địa điểm trung tâm là vị trí đứng của người quan sát.
- GV sử dụng phương pháp vấn đáp
?Vậy với bản đồ phần( điểm) trung tâm được qui ước như thế nào?
GV chỉ định học sinh trả lời :
-Trường hợp học sinh không trả lời được GV có thể gợi ý cho các em vì đây là câu hỏi khó .
- Sau khi học sinh trả lời xong, học sinh khác nhận xét, GV chuẩn xác kiến thức.(Phần trung tâm là phần chính giữa của bản đồ)
- GV kết hợp với phương pháp trực quan .(Quan sát kĩ H10 SGK cho biết)
? Dựa vào các đường kinh ,vĩ tuyến phương hướng trên bản đồ được qui ước như thế nào ?
HS trả lời :
Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu phía dưới chỉ hướng nam .
Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây.
-Trường hợp HS đầu tiên không trả lời được thì GV có thể gợi ý thêm để các học sinh khác trả lời. Sau đó GV chuẩn xác kiến thức cho cả lớp.
-GV( sử dụng phương pháp trực quan hoặc phương pháp thuyết trình ) Chỉ trên H10 SGK phóng to hoặc quả Địa cầu : Kinh tuyến là đường nối từ cực Bắc đến cực nam là đường chỉ hướng Bắc, Nam
Vĩ tuyến là đường vuông góc với kinh tuyến, chỉ hướng Đông Tây.
- Vậy 4 hướng cơ bản trên bản đồ đã được xác đinh dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến
GV sử dụng phương pháp trực quan (Quan sát H10 SGK) cho biết ?
? Các hướng còn lại được xác đinh như thế nào ?
- Ghép hai hướng bên cạnh với nhau VD: Tây nam
- Ghi vĩ tuyến trước, kinh tyuến sau.
- Trường hợp HS không trả lời được GV sẽ chuẩn xác luôn kiến thức để đỡ mất thời gian
Để củng cố kiến thức ở phần này GV cho HS làm bài tập củng cố để khắc sâu kiến thức .
Điền các hướng còn lại vào các mũi tên ở hình sau:
GV đặt câu hỏi tạo tình huống có vấn đề nhằm thu hút sự tham gia, chú ý của cả lớp .
Trên thực tế có những bản đồ không thể hiện các đường kinh,vĩ tuyến. Vậy làm thế nào để xác định được phương hướng trên bản đồ đó ?
VD như hình vẽ sau :
Bắc
-Trường hợp HS không trả lời đươc Gv đưa ra câu hỏi phụ gợi ý :
? Vậy đối diện với hướng bắc là hư?ng nào ?(hướng nam)
? Còn lại hai hướng đông, tây được xác định như thế nào?
(Kẻ đường thẳng vuông góc với hướng Bắc,Nam rồi xác định các hướng còn lại theo qui ước như H10 )
- Học sinh trả lời xong GV chuẩn xác kiến thức .
- GV đưa ra bài tập củng cố mục b.
- Xác định các hướng còn lại ở hình sau
Bắc
GV sử dụng phương pháp vấn đáp nhằm hệ thống hoá lại kiến thức ở mục 1.
? Vậy muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần dựa vào những yếu tố nào ?
-9 Dựa các đường kinh,vĩ tuyến
-10 Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ .
GV cho học sinh làm bài tập phần a mục 3 SGK Địa lí 6 trang 16:
- Quan sát 12 SGK (Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam á hãy xác định hướng bay từ :
+Hà Nội đến Viêng Chăn
+Hà Nội đến Gia- cac- ta
- Đối với học sinh tiếp thu ở mức độ trung bình GV có thể gợi ý .
? Muốn xác định được các hướng bay trên ta phải dựa vào yếu tố nào?(Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến)
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở mục 1 trả lời - học sinh khác nhận xét- Gv chuẩn xác kiến thức. 1.Phương hướng trên bản đồ
a.Dựa vào đường kinh tuyến ,vĩ tuyến .
- Kinh tuyến :
+ Đầu trên chỉ hướng Bắc
+Đầu dưới chỉ hướng Nam.
- Vĩ tuyến :
+Bên phải chỉ hướng đông
+Bên trái chỉ hướng tây.
b.Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ làm chuẩn rồi xác định các hướng còn lại theo qui ước như H10 SGK



4. Kết quả thực nghiệm .
Qua thực tế một vài năm giảng dạy môn Địa lí 6 tôi thấy rằng việc vận dụng phương pháp vấn đáp cùng các phương pháp khác một cách linh hoạt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí 6.
Trước đây tôi cũng sử dụng phương pháp vấn đáp vào trong quá trình dạy học môn Địa lí 6. Nhưng tôi chưa biết phối hợp một cách linh hoạt, nhịp nhàng cùng với các phương pháp khác, chưa biết cách đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Vì vậy các tiết học chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Qua một vài năm giảng dạy tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi thấy rằng việc vận dụng phương pháp vấn đáp một cách nhịp nhàng cùng với các phương pháp khác sẽ đem lại kết quả cao trong quá trình giảng dạy. Học sinh hiểu bài, hứng thú hơn trong các tiết học.Khoảng 90 % HS hiểu bài ngay tại lớp, 80% HS tiếp thu bài tốt. Các em đã có kĩ năng diễn đạt trình bày rất tốt một vấn đề Địa lí, mạnh dạn hơn, hăng hái hơn trong các tiết học.
III. Kết luận
Tóm lại việc vận dụng phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học môn Địa lí 6 một cách có hiệu quả sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy hứng thú hơn và mạnh dạn hơn.
Đây là phương pháp thông dụng, dễ làm, dễ thực hiện. Song đòi hỏi người GV phải có nghệ thuật đặt câu hỏi, có năng lực sư phạm tốt làm cho tiết học trở nên sinh động hấp dẫn hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua quá trình giảng dạy môn Địa lí 6 ở Trường THCS. Đề tài còn nhiều điều sơ suất và thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi tiếp tục suy nghĩ, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí ở Trường THCS.Tôi xin chân thành cảm ơn .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Hữu Khiệu
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)