SGK Tin hoc THCS quyen 3 phan 2.doc

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Hoàng | Ngày 14/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: SGK Tin hoc THCS quyen 3 phan 2.doc thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Bài 4. Chương trình máy tính Xử Lí Dữ LIệU gì?
Dữ liệu, kiểu dữ liệu, xử lí dữ liệu và điều khiển tương tác người - máy tính.
1. Một vài kiểu dữ liệu cơ bản
Khi lập trình, chúng ta phải xử lí các kiểu dữ liệu khác nhau như chữ, số nguyên, số thập phân,...
Ví dụ 1. Hình 18 dưới đây là kết quả thực hiện của một chương trình, in ra màn hình với các kiểu dữ liệu quen thuộc là chữ và số.

Hình 18
Mỗi kiểu dữ liệu thường được xử lý theo các cách khác nhau. Chẳng hạn, ta có thể thực hiện các phép toán số học với các số, nhưng với các câu chữ thì việc tính toán không có nghĩa.
Các ngôn ngữ lập trình thường định nghĩa sẵn các kiểu dữ liệu cơ bản, cùng với các phép toán có thể thực hiện trên từng kiểu dữ liệu đó. Dưới đây là một số kiểu dữ liệu thường dùng:
Xâu kí tự (hay kiểu xâu) là dãy các “chữ cái” lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình, bao gồm các chữ, chữ số và một số kí hiệu khác, ví dụ:
“Chao cac ban”, “Lop 8E”
Số nguyên là các số không có phần thập phân, ví dụ số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện,...
Số thực gồm các số nguyên và các số có phần thập phân, ví dụ:
- Chiều cao của bạn Bình
- Điểm trung bình môn Toán
Ngoài các kiểu nói trên, mỗi ngôn ngữ lập trình cụ thể còn định nghĩa nhiều kiểu dữ liệu khác. Cách gọi kiểu dữ liệu và số các kiểu dữ liệu trong mỗi ngôn ngữ lập trình có thể khác nhau. Chúng ta sẽ làm quen với các kiểu dữ liệu của Pascal qua các bài thực hành.
2. Các phép toán với dữ liệu
Trong mọi ngôn ngữ lập trình ta có thể thực hiện các phép toán số học với các số nguyên và số thực. Bảng dưới đây cho thấy các phép toán và kí hiệu của chúng trong ngôn ngữ Pascal:
Kí hiệu
Tên phép toán
Kiểu dữ liệu

+
cộng
số nguyên, số thực

(
trừ
số nguyên, số thực

*
nhân
số nguyên, số thực

/
chia
số nguyên, số thực

div
chia lấy phần nguyên
số nguyên

mod
chia lấy phần dư
số nguyên

Ví dụ 2. Khi lập trình, ta có thể thực hiện phép chia 5 cho 3. Vì 5 không chia hết cho 3 nên kết quả sẽ là một số thập phân, là một số thực. Tuy nhiên, nếu thực hiện phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư, chúng ta sẽ được kết quả là các số nguyên:

Ví dụ về phép chia lấy phần dư:
5 mod 3 = 2; (19 mod 4 = (3;
Ví dụ về phép chia lấy phần nguyên:
5 div 3 = 1; (19 div 4 = (4
Cũng như trong môn Toán, ta có thể kết hợp các phép tính số học nói trên để tính toán giá trị của các biểu thức số học phức tạp hơn. Sau đây là một số ví dụ về biểu thức số học:
   
Quy tắc tính các biểu thức số học cũng theo thứ tự đã quen biết:
Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Hoàng
Dung lượng: 330,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)