Sáng kiến kinh nghiêm địa lý 9

Chia sẻ bởi Trần Công Chiến | Ngày 28/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiêm địa lý 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ VANG
TRƯỜNG THCS AN BẰNG – VINH AN
Đề tài:
“KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 9”
Thực hiện: Nguyễn Anh Phước
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Để giúp các em có được kĩ năng nhận biết, phát hiện và tiếp cận được qua bảng số liệu đã cho trong một bài thực hành hoặc những bài tập nào đó. Yêu cầu của câu hỏi đặt ra như căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện một vấn đề đặt ra của câu hỏi. Thì học sinh sẽ biết và hiểu được yêu cầu của đề bài yêu cầu sẽ làm thế nào, cách tiến hành vẽ ra sao và nên vẽ dạng biểu đồ gì.
Trong quá trình dạy học, tôi có một kinh nghiệm về việc giảng dạy môn địa lí lớp 9 ở trường THCS hiện nay nhất là các tiết thực hành, các bài tập.Vấn đề nhận biết về kĩ năng để vẽ được biểu đồ đúng và chính xác thì cũng rất khó khăn đối với các em. Vì ở lớp 9 môn Địa lí có nhiều dạng biểu đồ: biểu đồ hình tròn; biểu đồ hình cột; biểu đồ đường; biểu đồ cột chồng; biểu đồ cột ghép; biểu đồ miền và biểu đồ thanh ngang…Do đó, các em cần phải có một kĩ năng để tiến hành cách làm và vẽ cho chính xác. Bản thân được rút ra từ thực tế ở học sinh qua một tiết học thực hành và tích lũy được kinh nghiệm.
Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là một vấn đề cần thiết để phát huy khả năng học sinh, học hỏi sáng tạo đối với xu thế phát triển toàn diện của học sinh trong nhà trường. Để đạt được điều đó, về góc độ chuyên môn, tôi có kinh nghiệm nhỏ trong tiết dạy môn địa lí - 9. Nên tôi chọn đề tài “Kĩ năng nhận biết cách vẽ biểu đồ môn Địa lí lớp 9”.
Trong đề tài, không sao tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong đón nhận những góp ý nhiệt thành của đồng nghiệp để bổ sung cho đề tài được hoàn chỉnh.

Xin chân thành cảm ơn !
II/ NỘI DUNG CỤ THỂ:
Trong chương trình Địa lí 9 có 7 dạng biểu đồ. Để giúp học sinh phát hiện cụ thể mỗi loại biểu đồ tôi giúp cho các em 5 dạng cơ bản, cụ thể là:
1) Kĩ năng nhận biết vẽ biểu đồ hình tròn.
Cho bảng số liệu.
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi năm 1989 – 1999.
(Học sinh tính toán, xử lí về số liệu =100%)
Vậy vì sao bài tập này lại vẽ biểu đồ tròn. Muốn vậy đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng nhận biết về các số liệu trong bảng, bằng cách người học phải biết xử lí số liệu ở bảng mà có kết quả cơ cấu của nó đủ 100 (%) , thì tiến hành vẽ biểu đồ đó. Khi vẽ cần phải có kĩ năng: vẽ theo chiều kim đồng hồ, điểm xuất phát 12 giờ.

2) Dạng biểu đồ cột chồng:
Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)
Đơn vị tính : 100%
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị¸ sản xuất ngành chăn nuôi.
Cho học sinh hiểu được dạng biểu đồ hình tròn có tỷ lệ (%).
Vậy ở bảng trên cũng có cơ cấu % mà lại vẽ biểu đồ cột chồng.
- Dạng biểu đồ này giúp cho các em dễ so sánh giữa các ngành với nhau theo trình tự đầu tiên là sản xuất ngành chăn nuôi cho đến phụ phẩm chăn nuôi.
- Cách tiến hành: vẽ trục tung thể hiện (%), trục hoành ghi rõ năm.
Kĩ năng này đòi hỏi HS phải biết và hiểu khi đó mới tiến hành nên vẽ biểu đồ.
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
(%)
Năm
1990
2002


63,9

19,3
12,9
3,9
62,8
17,5
17,5
2,4
Chú thích:
V
Gia súc
G
Gia cầm
S
SP trứng, sữa
P
P.P chăn nuôi
Vì sao chúng không vẽ biểu đồ hình tròn mà lại vẽ biểu đồ cột chồng, mục đích loại biểu đồ này dễ phân biệt và dễ so sánh để đối chiếu với nhau.
- Kết quả ngành nào tăng, ngành nào giảm. Để từ đó các em nắm bắt được vì sao các ngành lại có sự chênh lệch.
Ví dụ: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thì chúng ta tiến hành cách vẽ để thể hiện:
3)Vẽ biểu đồ miền:
Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế.
Cho bảng số liệu sau đây:
Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%)
Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002.
* Nhận biết và cách tiến hành vẽ biểu đồ miền:
- Đọc yêu cầu, nhận biết các số liệu trong bài.
- Vẽ hình, vẽ một hình vuông để vẽ biểu đồ miền, biểu đồ này là từ biến thể của dạng biểu đồ cột chồng theo tỷ lệ (%)
Trong trường hợp số liệu ít năm thì vẽ biểu đồ hình tròn.
Trong trường hợp khi chuỗi số liệu là nhiều năm, dùng biểu đồ miền.
Không thể vẽ biểu biểu đồ tròn. Nếu căn cứ bảng số liệu trên mà chúng ta vẽ biểu đồ hình tròn thì lên đến 8 biểu đồ. Thì khó phát hiện hơn so với dạng biểu đồ miền.
Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm.
Vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.
Cách vẽ biểu đồ miền tạo hình chữ nhật trước khi vẽ. Có 2 trục tung: trục tung bên phải và trục tung bên trái. Để vẽ biểu đồ theo số liệu cho chính xác thì phải có kĩ năng là tạo thêm số liệu theo tỷ lệ % ở trục tung bên phải để đối chiếu số liệu vẽ cho chính xác. Khi vẽ đã hoàn thành thì chúng ta dung tẩy xóa phần số ảo đó mà mình đã tạo ra

- Biểu đồ là hình chữ nhật, trục tung có trị số 100% (Tổng số).
- Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm. Cách xác định các điểm vẽ giống nhau khi vẽ biểu đồ cột chồng.Nghĩa là các em vẽ ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ trục hoành từ năm 1991và theo chiều hướng tăng dần từ 0 – 100%.
(Vẽ như biểu đồ cột chồng tức là vẽ ngành này, tương ứng với năm đó xong HS tiếp tục cộng số liệu của ngành kế tiếp cho đến tỉ lệ 100%).
- Vẽ đến đâu tô màu đến đó hay kẻ vạch ngay đến đó.
- Đồng thời thiết lập bảng chú giải:
- Dạng biểu đồ này giúp cho học sinh dễ phát hiện và hiểu được mức độ so sánh về tốc độ tăng trưởng giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của một vùng nào đó.
4) Biểu đồ cột ghép:
- Kĩ năng nhận biết nhanh là đối chiếu một thời kì mà xuất hiện cả 3 tiêu chí thì các em phát hiện ra tiêu chí nào tăng trưởng mạnh nhất và tiêu chí nào chậm phát triển.
- Như vậy kĩ kĩ năng vẽ biểu đồ và quan sát biểu đồ để nhận xét thì giúp cho học sinh tư duy tốt và kích thích sự hưng phấn đối với các em về tiết thực hành.
5) Biểu đồ đường:
- Để vẽ dạng biểu đồ đường, trước hết chúng ta nên hiểu nội dung của nó.
Ví dụ: yêu cầu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của 3 ngành: nông, lâm, ngư nghiệp; Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ thể hiện rõ qua nhiều năm từ 1991, 1992, 1993……2002. Mặc dù, nó cũng có tỷ lệ 100% nhưng không thể vẽ biểu đồ hình tròn được. Lí do phải vẽ nhiều hình tròn, thì không có tính khả thi với yêu cầu của đề bài.
- Cho nên chúng ta tiến hành vẽ dạng biểu đồ đường để dễ nhận xét về sự thay đổi của các ngành trên một đường cụ thể đó và dễ nhận xét về chuyển đổi cơ cấu của 3 ngành nói trên.
Bảng 22.1: Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)
* Vẽ biểu đồ :
- Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc.
+ Trục tung: Thể hiện độ lớn của các đối tượng (trị số %), gốc toạ độ có thể là 0, có thể là một trị số ? 100.
+ Trục hoành: Thể hiện thời gian (nam), gốc toạ độ trùng với nam đầu tiên trong bảng số liệu (1995).
+ Xác định toạ độ các điểm từng năm theo bảng số liệu 22.1
Mỗi đường một kí hiệu hoặc một màu riêng.
Biểu đồ tốc độc tang dân số, sản lượng lương thực và bỡnh quân lương thực theo đầu người ở dồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995 - 2002.
Chú giải:
Dân số
III/ KẾT LUẬN:
Như vậy trong khi tiến hành vẽ các dạng biểu đồ. Giáo viên truyền đạt cho HS một kĩ năng cụ thể, chi tiết để các em thực hiện:
- Chẳng hạn, vẽ biểu đồ hình tròn thì tiến hành điểm xuất phát theo chiều kim đồng hồ, ngay điểm xuất phát 12 giờ để vẽ và đánh dấu ngành đầu tiên và tiến hành cho đến khi kết thúc các ngành sẽ giáp lại điểm xuất phát ban đầu của ngành thứ nhất.
Đối với biểu đồ đường và biểu đồ miền thì điểm xuất phát ngay ở trục trung vẽ theo hướng của trục hoành, nhưng phải đối xứng qua các điểm với từng năm của nó.
- Hai dạng biểu đồ nay có sự khác nhau: biểu đồ đường là vẽ biểu diễn theo đường; còn biểu đồ miền là biến thể từ biểu đồ cột chồng, khi vẽ xong biểu đồ miền giống như một mặt phẳng của một dải lụa, đồng thời khi vẽ loại biểu đồ này người ta thường tạo khung nền bằng một mình chữ nhật trước khi vẽ. Bên cạnh 2 loại biểu đồ này cũng có điểm giống nhau: có trục tung, trục hoành và có nhiều năm hơn so với các loại biểu đồ khác, nhưng biểu đồ miền có thời kì nhiều hơn.
- Vẽ biểu đồ hình cột và cột chồng, giáo viên cân nhắc cho các em nắm được quy ước để vẽ. Hai kiểu biểu đồ này cũng có trục trung kí hiệu % hoặc ha, nghìn tấn…
trục hoành thường kí hiệu năm hoặc ngành, vùng, địa phương, diện tích, sản lượng…
Nhưng khi vẽ các năm hoặc ngành, diện tích, sản lượng… nói trên thì chúng ta chỉ dựa vào nền móng trục tung để vẽ chứ không vẽ dựa sát vào trục hoành. Khi vẽ cần phải chia tỷ lệ, khoảng cách giữa năm với khoảng trống đều nhau, để tạo cho hình thức biểu đồ có sự cân đối, chuẩn xác và có tính thẩm mỹ cao.
Trên đây, là một số kĩ năng mà bản thân tôi được tích lũy từ kinh nghiệm qua các năm giảng dạy môn Địa lí lớp 9 ở trường THCS. Tuy là một đề tài nhỏ, nhưng cũng góp được phần nào trong việc thực thi của bộ môn.
Vậy tôi rất mong các bạn đồng nghiệp đọc và góp ý nhiệt thành cho đề tài này được đầy đủ và thành công hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thực hiện đề tài
Giáo viên: Nguyễn Anh Phước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Công Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)