Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cho hsg 9

Chia sẻ bởi phạm thị Tuyết | Ngày 16/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cho hsg 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

RÈN KĨ NĂNG CHO SINH (Tài bồi dưỡng HSG môn Địa 9)
Khái quát chung về biểu đồ
I. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ:
– Biểu đồ là hình vẽ thể hiện một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần  của một tổng thể
– Cần nghiên cứu kĩ đề bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp
– Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào cũng phải đảm bảo 3 yêu cầu:
+ Khoa học (Chính xác)
+ Trực quan (rõ ràng, dễ đọc)
+ Thẩm mĩ
– Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các kí hiêu thường đựơc biểu thị bằng cách gạch nền, dùng các kí hiệu toán học……Khi chọn các kí hiệu cần chú ý làm sao cho biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp.
– Khi đặt tên cho biểu đồ cần đảm bảo đủ 3 nội dung: Biểu đồ về vấn đề gì ? ở dâu ? Vào thời gian nào?
/
/
II. Một số biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển:
1.  Biểu đồ đường biểu diễn:
– Yêu cầu thể hiện: Động thái phát triển của đối tượng theo chuỗi thời gian.
– Các dạng chủ yếu: 1 đường biểu diễn, nhiều đường biểu diễn có cùng đơn vị, hai hay nhiều đường biểu diễn khác đơn vị
2. Biểu đồ hình cột:
– Yêu cầu thể hiện: Thể hiện quy mô số lượng, động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể.
– Các dạng chủ yếu:
Biểu đồ cột đơn:
+ gộp nhóm có cùng đơn vị ( 1 trục tung)
+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm các đơn vị ( 2 trục tung)
+ Biểu đồ thanh ngang.
3. Biểu đồ kết hợp cột và đường:
– Yêu cầu thực hiện: Thể hiện động thái phát triển và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng
–  Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nên dùng hai trục tung để thể hiện các đơn vị.
III. Một số loại biểu đồ thể hiện cơ cấu:
1. Biểu đồ hình tròn:
– Yêu cầu thể hiện: Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể và quy mô của đối tượng cần trình bày.
– Một số dạng cơ bản:
+ Một đường tròn.
+ Hai đường tròn có bán kính khác nhau.
+ Biểu đồ tong nửa hình tròn (Thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu)
2. Biểu đồ miền:
– Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng qua nhiều năm (từ bốn năm trở lên)
– Là dạng đặc biệt của biểu đồ cột chồng và biểu đồ đường.
3. Biểu đồ cột chồng:
– Thể hiện quy mô, cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể.
Các bước để vẽ một số dạng biểu đồ cơ bản:
1. Biểu đồ đường biểu diễn:
– Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
– Bước 2: Kẻ hệ toạ độ vuông góc, trục đứng thể hiện độ lớn của các đại lượng, trục ngang thể hiện thời gian
– Yêu cầu:
+ Độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang phải hợp lí
+ Khoảng cách năm đúng tỉ lệ
+ Ghi đơn vị, mũi tên ở dầu cột đứng, ghi năm trên trục ngang
– Bước 3: Vẽ đường biểu diễn:
+ Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn.
+ Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải (Nếu có hai hay nhiều đường biểu diễn)
+ Ghi số liệu vào biểu đồ
– Bước 4: Ghi tên của biểu đồ (Đầy đủ cả 3 nội dung)
– Bước 5: Nhận xét, phân tích hoặc giải thích
+ Nhận xét khái quát
+ Chú ý giá trị cực đại, cực tiểu trên bảng số liệu và biểu đồ (Số liệu chứng minh)
+ Động thái phát triển theo thời gian ( Số liệu, tăng, giảm bao nhiêu, tốc độ tăng…)
+ Giải thích: Kết hợp với kiến thức đã học,  giải thích những ý nghĩa và nhận xét (Quan sát biểu đồ, lấy ví dụ)
Trong trường hợp cùng một hệ trục toạ độ phải vẽ từ hai đường biểu diễn trở lên thì cần phải lưu ý.
2. Biểu đồ cột:
– Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
– Bước 2: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc
– Yêu cầu:
+ Độ cao của trục đứng và trục ngang phải hợp lí
+ Lưu ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm thị Tuyết
Dung lượng: 43,52KB| Lượt tài: 4
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)