Quy trình làm GA điện tử
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Bằng |
Ngày 24/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: Quy trình làm GA điện tử thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
1
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự hội nghị chuyên môn học kỳ 2 năm học 2009 - 2010
2
Sử dụng phần mềm công cụ hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện tử
3
Nội dung gồm 5 phần sau:
Phần đặt vấn đề
Hiểu được bài giảng điện tử là gì?
Quy trình soạn giáo án điện tử
Giới thiệu một số phần mềm công cụ
Xem các bài giảng minh hoạ
4
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỷ XX đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) để phát triển và hội nhập
Đặt vấn đề
5
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một "xã hội học tập". Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua cung cấp nguồn lực cho CNTT
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Sự quan tâm trên thể hiện rõ trong tinh thần của chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá và công nghiệp hoá và quyết định 81/2001
6
QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học. Thực hiện các chỉ thị, quyết định trên của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Bộ giáo dục & đào tạo ra Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập tất cả các môn học
7
Ngày nay, việc sử dụng máy tính điện tử với vai trò chức năng là phương tiện dạy học hiện đại đã trở thành một trào lưu có quy mô quốc tế, và là xu thế của giáo dục trên thế giới. Mục đích cần đạt tới của việc sử dụng máy tính điện tử là đưa các phần mềm vào trong trường học là:
Đổi mới phương pháp dạy học
Nhằm đạt hiệu quả cao trong các khâu của quá trình dạy học: Phát hiện vấn đề ; giải quyết vấn đề ; Luyện tập ; củng cố ; Kiểm tra ; đánh giá.
8
Hiện nay các phần mềm được thiết kế sẵn để phục vụ giảng dạy ở các môn học là còn rất ít và nếu có thì còn bị hạn chế về nội dung, chưa bám sát chương trình SGK phổ thông, chưa phù hợp với PPDH cũng như đối tượng học sinh... Vì vậy cần nghĩ đến việc bồi dưỡng cho GV có thể tự thiết kế bài giảng điện tử từ các phần mềm công cụ, các bài giảng do GV thiết kế từ các PMCC sẽ phù hợp với đối tượng học sinh của họ, bám sát nội dung, chương trình SGK góp phần tăng hiệu quả giáo dục
9
Thế nào là bài giảng điện tử ?
Bài giảng điện tử ở đây được hiểu là bài giảng được thiết kế (chuẩn bị bài) và thực hiện việc giảng dạy trên máy vi tích có sử dụng các ứng dụng của CNTT
Bài giảng điện tử ở đây có thể được hiểu là một phần của một tiết học, không nhất thiết cả tiết đều phải sử dụng máy vi tính
10
Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy, soạn giáo án: Đây là công việc cần làm đầu tiên của người giáo viên. GV cần nghiên cứu kỹ bài qua sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định được:
Những yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng cần đạt được qua tiết dạy.
Trọng tâm của bài
Tài liệu tham khảo: xác định và thu thập những tài liệu nội dung bài giảng, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả của tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức của HS
Soạn giáo án
Thiết bị dạy học hỗ trợ
11
Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy.
Đây là một bước quan trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng các ứng dụng CNTT. Khi thực hiện bước này, GV phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần có sự hỗ trợ của máy vi tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao hơn.
12
Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính.
- Xử lý, chuyển các tư liệu nội dung trên thành bài giảng điện tử trên máy vi tính (có thể phải sử dụng thêm các thiết bị kỹ thuật số, máy scan, phần mềm xử lý ảnh...)
- Nếu giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học ở bước này cần thêm sự hỗ trợ của người có trình độ tin học để bàn bạc, trao đổi thống nhất việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính, cũng có thể ở đây vừa làm vừa phải điều chỉnh kịch bản trên máy tính cho phù hợp với ngôn ngữ máy có thể thể hiện được vì việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính còn phụ thuộc về mặt thời gian, về công nghệ và trình độ người thể hiện....
13
Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính.
Vì đây là phương tiện hỗ trợ nên việc thiết kế trên máy phải đảm bảo các yêu cầu phương tiện dạy học đòi hỏi: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ.
Bước 4: Xem xét điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử).
- Chạy thử (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều trình những sai sót về kỹ thuật trên máy tính).
- Dạy thử (dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả HS và GV) để có thể điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thể hiện nếu cần thiết trước khi dạy chính thức. (Nếu bài giảng viết cho người khác sử dụng chỉ cần thêm bước thứ 5 sau)
14
Bước 5: Viết kịch bản hướng dẫn
Bản hướng dẫn phải nêu được:
Kỹ thuật sử dụng (cách mở đĩa, mở bài giảng...)
ý đồ sư phạm của từng bài giảng, từng Slide được thiết kế trên máy vi tính
Phương pháp giảng dạy, việc kết hợp với các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu có)
Phần việc của GV của HS, sự phối hợp giữa GV và học sinh....
15
*Một số điểm cần chú ý khi thiết kế bài giảng điện tử
1. Về mục tiêu bài dạy, thời gian và các bước lên lớp vẫn phải đảm bảo nguyên tắc và phương pháp dạy bộ môn. Bài giảng điện tử không thể thay thế giáo án truyền thống, thay thế toàn bộ vai trò người thầy mà chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ thầy trò để nâng cao hiệu quả dạy học
16
*Một số điểm cần chú ý khi thiết kế bài giảng điện tử
2. Các kiến thức được đưa vào trình chiếu dưới dạng các slide phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu thể hiện lôgic cấu trúc của bài dạy bao gồm cả kênh hình và kênh chữ tạo điều kiện tốt nhất cho HS làm việc tích cực tránh lạm dụng trình chiếu một chiều.
3. Không nhất thiết phải sử dụng máy vi tính trong toàn bộ một giờ dạy - học
4. Về thiết bị hỗ trợ phải có máy vi tính, máy Projector càng tốt hoặc cạp màn hình vi tính có đường Tivi ra, màn chi?u (b?ng, tu?ng, tivi)
17
Giới thiệu một số phần mềm công cụ
Phần mềm Microsoft PowerPoint
Là 1 trong số các phần mềm văn phòng nổi tiếng của Microsoft
Các phần mềm văn phòng đó bao gồm
MS Word
MS Excel
MS PowerPoint
MS Access
Các phần mềm đó được gọi chung là “bộ Office” hay “Bộ MS Office”
18
PowerPoint là một phần mềm cho phép ta thiết kế ở diện rộng phù hợp với tất cả các môn học.
Tạo các trình phim biểu diễn đồ họa mang tính trực quan, phù hợp với tiến trình dạy - học cho các môn học, phục vụ hội thảo, triển lãm...
Tạo giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường.
19
Thiết kế nội dung dạy - học và tạo liên kết động đưa lên trang Web và Intenet để học tập trên mạng.
GV có thể dùng băng hình, tranh ảnh, âm thanh, đồ hoạ cùng với chữ viết dưới dạng câu hỏi, bài tập,... các nội dung dạy - học được trình bày lần lượt trên phông nền có mầu sắc hài hoà, không gian ba chiều.
20
GV có thể hiển thị nội dung theo những biểu mẫu có sẵn hay tự thiết kế nội dung bằng các sơ đồ biểu bảng, chữ viết kết hợp với việc dùng phim, ảnh, đồ hoạ.
Phần mềm PowerPoint dễ thiết kế và dễ sử dụng, cho phép GV sử dụng linh hoạt trong các điều kiện dạy học khác nhau ( có thể ghi ra băng hình hay đĩa CD ).
Cách thức trình bày: trình bày theo tiến trình của các Slide; nhấn chuột, bàn phím hoặc để Slide chạy tự động
21
2. Phần mềm VioLET
Violet là công cụ giúp cho các giáo viên có thể tự xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng
So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh các cấp.
Tương tự phần mềm thiết kế Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như nhập các dữ liệu văn bản, công thức toán, các dữ liệu multimedia (ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...),
22
sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các chuyển động và hiệu ứng, xử lý các tương tác với người dùng. Riêng đối với việc xử lý dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn hẳn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép nhập và thể hiện các file Flash hoặc cho phép điều khiển quá trình chạy của các đoạn phim v.v...
Violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:
Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v...
23
Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.
Vẽ đồ thị hàm số: có thể vẽ được đồ thị bất kỳ hàm số nào, đặc biệt còn thể hiện được sự chuyển động biến đổi hình dạng của đồ thị khi thay đổi các tham số của biểu thức.
Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện.
24
Violet cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) khác nhau cho bài giảng, tùy thuộc vào bài học, môn học và ý thích của người soạn. Người soạn cũng thể tự tạo ra được trang bìa để ghi các thông tin cần thiết cho mỗi sản phẩm bài giảng.
Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là không cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy chủ thành các bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng Internet.
25
Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp của Violet hoàn toàn bằng tiếng Việt. Vì vậy, một giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ vẫn có thể sử dụng được Violet một cách dễ dàng. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet.
Có thể download và cài đặt bản dùng thử phần mềm Violet theo địa chỉ:
http://www.bachkim.com.vn
26
2. Phần mềm Geometer’s Sketchpad
Geometer’s Sketchpad thực chất là một công cụ cho phép tạo ra các hình hình học, dành cho các đối tượng phổ thông bao gồm học sinh, giáo viên, các nhà nghiên cứu. Phần mềm có chức năng chính là vẽ, mô phỏng quĩ tích, các phép biến đổi của các hình hình học phẳng. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để thiết kế bài giảng hình học một cách nhanh chóng, chính xác và sinh động, khiến học sinh dễ hiểu bài hơn.
27
3. Phần mềm Geometer’s Sketchpad
Với phần mềm này, ta có thể xây dựng được các điểm, đường thẳng, đường tròn, tạo trung điểm của một đoạn thẳng, dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng khác, dựng đường tròn với một bán kính cố định đã cho, xây dựng đồ thị quan hệ hình học…Sử dụng GeoSpd, ta sẽ có cảm giác là mình có thể tạo hình với không gian không có giới hạn, ví dụ như khi ta vẽ một đường thẳng, độ dài của đường thẳng này là vô tận, nếu ta tạo đường thẳng này với những công cụ thông thường: giấy, bút, thước kẻ… thì chắc hẳn ta sẽ gặp phải trở ngại là giới hạn không gian vẽ, nhưng với GeoSpd, ta không cần phải lo lắng vì điều đó
28
3. Phần mềm Geometer’s Sketchpad
Một đặc điểm quan trọng của phần mềm này là cho phép ta thiết lập quan hệ giữa các đối tượng hình học, phần mềm sẽ đảm bảo rằng các quan hệ luôn được bảo toàn, mặc dù sau đó các quan hệ có thể được biến đổi bằng bất kì cách nào. Khi một thành phần của hình bị biến đổi, những thành phần khác của hình có quan hệ với thành phần thay đổi trên sẽ được tự động thay đổi theo. Ví dụ như khi thay đổi độ dài của một đoạn thẳng thì trung điểm của đoạn thẳng đó sẽ tự động thay đổi theo sao cho nó luôn là trung điểm của đoạn thẳng này. Nhưng nếu sử dụng giấy bút để dựng hình, khi thay đổi một thành phần nhỏ của hình, đôi khi có thể phải phá huỷ toàn bộ hình đó
29
3. Phần mềm Geometer’s Sketchpad
Tóm lại Geometer’s Sketchpad là một công cụ lý tưởng để tạo ra các bài giảng sinh động môn Hình học, tạo ra các "sách hình học điện tử" rất độc đáo trợ giúp cho giáo viên giảng bài và cho học sinh học tập môn Hình học đầy hấp dẫn này.
Ngoµi ra cßn cßn mét sè phÇn mÒm kh¸c tiÖn Ých phôc vô cho so¹n gi¸o ¸n ®iÖn tö !
30
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã chú ý theo dõi !
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự hội nghị chuyên môn học kỳ 2 năm học 2009 - 2010
2
Sử dụng phần mềm công cụ hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện tử
3
Nội dung gồm 5 phần sau:
Phần đặt vấn đề
Hiểu được bài giảng điện tử là gì?
Quy trình soạn giáo án điện tử
Giới thiệu một số phần mềm công cụ
Xem các bài giảng minh hoạ
4
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỷ XX đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) để phát triển và hội nhập
Đặt vấn đề
5
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một "xã hội học tập". Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua cung cấp nguồn lực cho CNTT
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Sự quan tâm trên thể hiện rõ trong tinh thần của chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá và công nghiệp hoá và quyết định 81/2001
6
QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học. Thực hiện các chỉ thị, quyết định trên của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Bộ giáo dục & đào tạo ra Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập tất cả các môn học
7
Ngày nay, việc sử dụng máy tính điện tử với vai trò chức năng là phương tiện dạy học hiện đại đã trở thành một trào lưu có quy mô quốc tế, và là xu thế của giáo dục trên thế giới. Mục đích cần đạt tới của việc sử dụng máy tính điện tử là đưa các phần mềm vào trong trường học là:
Đổi mới phương pháp dạy học
Nhằm đạt hiệu quả cao trong các khâu của quá trình dạy học: Phát hiện vấn đề ; giải quyết vấn đề ; Luyện tập ; củng cố ; Kiểm tra ; đánh giá.
8
Hiện nay các phần mềm được thiết kế sẵn để phục vụ giảng dạy ở các môn học là còn rất ít và nếu có thì còn bị hạn chế về nội dung, chưa bám sát chương trình SGK phổ thông, chưa phù hợp với PPDH cũng như đối tượng học sinh... Vì vậy cần nghĩ đến việc bồi dưỡng cho GV có thể tự thiết kế bài giảng điện tử từ các phần mềm công cụ, các bài giảng do GV thiết kế từ các PMCC sẽ phù hợp với đối tượng học sinh của họ, bám sát nội dung, chương trình SGK góp phần tăng hiệu quả giáo dục
9
Thế nào là bài giảng điện tử ?
Bài giảng điện tử ở đây được hiểu là bài giảng được thiết kế (chuẩn bị bài) và thực hiện việc giảng dạy trên máy vi tích có sử dụng các ứng dụng của CNTT
Bài giảng điện tử ở đây có thể được hiểu là một phần của một tiết học, không nhất thiết cả tiết đều phải sử dụng máy vi tính
10
Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy, soạn giáo án: Đây là công việc cần làm đầu tiên của người giáo viên. GV cần nghiên cứu kỹ bài qua sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định được:
Những yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng cần đạt được qua tiết dạy.
Trọng tâm của bài
Tài liệu tham khảo: xác định và thu thập những tài liệu nội dung bài giảng, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả của tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức của HS
Soạn giáo án
Thiết bị dạy học hỗ trợ
11
Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy.
Đây là một bước quan trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng các ứng dụng CNTT. Khi thực hiện bước này, GV phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần có sự hỗ trợ của máy vi tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao hơn.
12
Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính.
- Xử lý, chuyển các tư liệu nội dung trên thành bài giảng điện tử trên máy vi tính (có thể phải sử dụng thêm các thiết bị kỹ thuật số, máy scan, phần mềm xử lý ảnh...)
- Nếu giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học ở bước này cần thêm sự hỗ trợ của người có trình độ tin học để bàn bạc, trao đổi thống nhất việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính, cũng có thể ở đây vừa làm vừa phải điều chỉnh kịch bản trên máy tính cho phù hợp với ngôn ngữ máy có thể thể hiện được vì việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính còn phụ thuộc về mặt thời gian, về công nghệ và trình độ người thể hiện....
13
Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính.
Vì đây là phương tiện hỗ trợ nên việc thiết kế trên máy phải đảm bảo các yêu cầu phương tiện dạy học đòi hỏi: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ.
Bước 4: Xem xét điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử).
- Chạy thử (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều trình những sai sót về kỹ thuật trên máy tính).
- Dạy thử (dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả HS và GV) để có thể điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thể hiện nếu cần thiết trước khi dạy chính thức. (Nếu bài giảng viết cho người khác sử dụng chỉ cần thêm bước thứ 5 sau)
14
Bước 5: Viết kịch bản hướng dẫn
Bản hướng dẫn phải nêu được:
Kỹ thuật sử dụng (cách mở đĩa, mở bài giảng...)
ý đồ sư phạm của từng bài giảng, từng Slide được thiết kế trên máy vi tính
Phương pháp giảng dạy, việc kết hợp với các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu có)
Phần việc của GV của HS, sự phối hợp giữa GV và học sinh....
15
*Một số điểm cần chú ý khi thiết kế bài giảng điện tử
1. Về mục tiêu bài dạy, thời gian và các bước lên lớp vẫn phải đảm bảo nguyên tắc và phương pháp dạy bộ môn. Bài giảng điện tử không thể thay thế giáo án truyền thống, thay thế toàn bộ vai trò người thầy mà chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ thầy trò để nâng cao hiệu quả dạy học
16
*Một số điểm cần chú ý khi thiết kế bài giảng điện tử
2. Các kiến thức được đưa vào trình chiếu dưới dạng các slide phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu thể hiện lôgic cấu trúc của bài dạy bao gồm cả kênh hình và kênh chữ tạo điều kiện tốt nhất cho HS làm việc tích cực tránh lạm dụng trình chiếu một chiều.
3. Không nhất thiết phải sử dụng máy vi tính trong toàn bộ một giờ dạy - học
4. Về thiết bị hỗ trợ phải có máy vi tính, máy Projector càng tốt hoặc cạp màn hình vi tính có đường Tivi ra, màn chi?u (b?ng, tu?ng, tivi)
17
Giới thiệu một số phần mềm công cụ
Phần mềm Microsoft PowerPoint
Là 1 trong số các phần mềm văn phòng nổi tiếng của Microsoft
Các phần mềm văn phòng đó bao gồm
MS Word
MS Excel
MS PowerPoint
MS Access
Các phần mềm đó được gọi chung là “bộ Office” hay “Bộ MS Office”
18
PowerPoint là một phần mềm cho phép ta thiết kế ở diện rộng phù hợp với tất cả các môn học.
Tạo các trình phim biểu diễn đồ họa mang tính trực quan, phù hợp với tiến trình dạy - học cho các môn học, phục vụ hội thảo, triển lãm...
Tạo giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường.
19
Thiết kế nội dung dạy - học và tạo liên kết động đưa lên trang Web và Intenet để học tập trên mạng.
GV có thể dùng băng hình, tranh ảnh, âm thanh, đồ hoạ cùng với chữ viết dưới dạng câu hỏi, bài tập,... các nội dung dạy - học được trình bày lần lượt trên phông nền có mầu sắc hài hoà, không gian ba chiều.
20
GV có thể hiển thị nội dung theo những biểu mẫu có sẵn hay tự thiết kế nội dung bằng các sơ đồ biểu bảng, chữ viết kết hợp với việc dùng phim, ảnh, đồ hoạ.
Phần mềm PowerPoint dễ thiết kế và dễ sử dụng, cho phép GV sử dụng linh hoạt trong các điều kiện dạy học khác nhau ( có thể ghi ra băng hình hay đĩa CD ).
Cách thức trình bày: trình bày theo tiến trình của các Slide; nhấn chuột, bàn phím hoặc để Slide chạy tự động
21
2. Phần mềm VioLET
Violet là công cụ giúp cho các giáo viên có thể tự xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng
So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh các cấp.
Tương tự phần mềm thiết kế Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như nhập các dữ liệu văn bản, công thức toán, các dữ liệu multimedia (ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...),
22
sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các chuyển động và hiệu ứng, xử lý các tương tác với người dùng. Riêng đối với việc xử lý dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn hẳn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép nhập và thể hiện các file Flash hoặc cho phép điều khiển quá trình chạy của các đoạn phim v.v...
Violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:
Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v...
23
Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.
Vẽ đồ thị hàm số: có thể vẽ được đồ thị bất kỳ hàm số nào, đặc biệt còn thể hiện được sự chuyển động biến đổi hình dạng của đồ thị khi thay đổi các tham số của biểu thức.
Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện.
24
Violet cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) khác nhau cho bài giảng, tùy thuộc vào bài học, môn học và ý thích của người soạn. Người soạn cũng thể tự tạo ra được trang bìa để ghi các thông tin cần thiết cho mỗi sản phẩm bài giảng.
Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là không cần Violet vẫn có thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy chủ thành các bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng Internet.
25
Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp của Violet hoàn toàn bằng tiếng Việt. Vì vậy, một giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ vẫn có thể sử dụng được Violet một cách dễ dàng. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet.
Có thể download và cài đặt bản dùng thử phần mềm Violet theo địa chỉ:
http://www.bachkim.com.vn
26
2. Phần mềm Geometer’s Sketchpad
Geometer’s Sketchpad thực chất là một công cụ cho phép tạo ra các hình hình học, dành cho các đối tượng phổ thông bao gồm học sinh, giáo viên, các nhà nghiên cứu. Phần mềm có chức năng chính là vẽ, mô phỏng quĩ tích, các phép biến đổi của các hình hình học phẳng. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để thiết kế bài giảng hình học một cách nhanh chóng, chính xác và sinh động, khiến học sinh dễ hiểu bài hơn.
27
3. Phần mềm Geometer’s Sketchpad
Với phần mềm này, ta có thể xây dựng được các điểm, đường thẳng, đường tròn, tạo trung điểm của một đoạn thẳng, dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng khác, dựng đường tròn với một bán kính cố định đã cho, xây dựng đồ thị quan hệ hình học…Sử dụng GeoSpd, ta sẽ có cảm giác là mình có thể tạo hình với không gian không có giới hạn, ví dụ như khi ta vẽ một đường thẳng, độ dài của đường thẳng này là vô tận, nếu ta tạo đường thẳng này với những công cụ thông thường: giấy, bút, thước kẻ… thì chắc hẳn ta sẽ gặp phải trở ngại là giới hạn không gian vẽ, nhưng với GeoSpd, ta không cần phải lo lắng vì điều đó
28
3. Phần mềm Geometer’s Sketchpad
Một đặc điểm quan trọng của phần mềm này là cho phép ta thiết lập quan hệ giữa các đối tượng hình học, phần mềm sẽ đảm bảo rằng các quan hệ luôn được bảo toàn, mặc dù sau đó các quan hệ có thể được biến đổi bằng bất kì cách nào. Khi một thành phần của hình bị biến đổi, những thành phần khác của hình có quan hệ với thành phần thay đổi trên sẽ được tự động thay đổi theo. Ví dụ như khi thay đổi độ dài của một đoạn thẳng thì trung điểm của đoạn thẳng đó sẽ tự động thay đổi theo sao cho nó luôn là trung điểm của đoạn thẳng này. Nhưng nếu sử dụng giấy bút để dựng hình, khi thay đổi một thành phần nhỏ của hình, đôi khi có thể phải phá huỷ toàn bộ hình đó
29
3. Phần mềm Geometer’s Sketchpad
Tóm lại Geometer’s Sketchpad là một công cụ lý tưởng để tạo ra các bài giảng sinh động môn Hình học, tạo ra các "sách hình học điện tử" rất độc đáo trợ giúp cho giáo viên giảng bài và cho học sinh học tập môn Hình học đầy hấp dẫn này.
Ngoµi ra cßn cßn mét sè phÇn mÒm kh¸c tiÖn Ých phôc vô cho so¹n gi¸o ¸n ®iÖn tö !
30
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã chú ý theo dõi !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Bằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)