PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" 2

Chia sẻ bởi Hồ Thị Hải Thanh | Ngày 10/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" 2 thuộc Tự nhiên và Xã hội 2

Nội dung tài liệu:

Giảng dạy các chủ đề Sinh học trong các môn TN&XH, Khoa học theo PP “Bàn tay nặn bột”
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Giảng viên: Ngô Hải Chi
Buổi 1: Trải nghiệm:Cơ – xương cánh tay
Mục tiêu hoạt động:
Hiểu cách cấu tạo và cách sắp xếp của xương và cơ trong cánh tay.
Hiểu cơ chế hoạt động của cánh tay
Làm việc nhóm 2:
Gập, duỗi cẳng tay, sờ nắn và quan sát sự thay đổi của cánh tay của nhau khi gập, duỗi
Làm việc cá nhân
Suy nghĩ và vẽ mô tả bên trong cánh tay có gì mà giúp cẳng tay có thể chuyển động được
Làm việc nhóm:
Thảo luận và vẽ mô tả những bộ phận của cánh tay giúp cẳng tay có thể chuyển động được và giấy khổ to.
TÓM TẮT NỘI DUNG
PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Bước 1.Đưa tình huống xuất phát
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi hay giả thiết, phương án tìm tòi
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
VỞ THỰC HÀNH
http://www.edumedia-sciences.com/a85_l1-blog-call.html
CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BTNB
CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
Phân tích SGK các môn Tự nhiên và xã hội 1,2,3 và Khoa học 4,5 tìm các bài học chủ đề thuộc chủ đề “Con người và sức khỏe” hoặc “Động vật”, “thực vật” có thể áp dụng PP BTNB. Điền vào bảng sau
Lớp 1

CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
2. Lớp 2:

CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
3. Lớp 3:

CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
3. Lớp 3 (tiếp)

CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
4. Lớp 4:

CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
5. Lớp 5:

CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PP BTNB
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PP BÀN TAY NẶN BỘT
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PP BÀN TAY NẶN BỘT
Xây dựng tiết học theo các gợi ý
Mục tiêu bài học
Dự kiến các hoạt động của bài học, hoạt động có thể áp dụng PP BTNB
Thiết kế hoạt động
Mục tiêu
Chuẩn bị: GV, HS
Cách tiến hành
VÍ DỤ: BÀI HOA (TN&XH3)
Mục tiêu
1. Kiến thức
Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống thực vật.
Ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
Nhận biết các thành phần,bộ phận của hoa: cuống, đài, cánh và nhị, nhụy
Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc và mùi thơm của các loại hoa
2. Kĩ năng:
Quan sát, so sánh, mô tả
3. Thái độ:
Bảo vệ, chăm sóc cây có hoa.
VÍ DỤ: BÀI HOA (TN&XH3)
Dự kiến các hoạt động của bài
Hoạt động 1: Sự đa dạng của Hoa
Hoạt động 2: Thành phần cấu tạo của Hoa
Hoạt động 3: Vai trò, ích lợi, chức năng của hoa
HĐ 2: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của Hoa
Mục tiêu
Nhận biết các thành phần,bộ phận của hoa: cuống, đài, cánh và nhị, nhụy
Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh về các bộ phận của hoa để KL
HS: Mỗi nhóm một số bông hoa, 1 nhíp

36
HĐ 2: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của Hoa
Bước 1.Đưa tình huống xuất phát
HĐ1:Cho HS kể tên các loài hoa mà em biết Các loài hoa rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài: màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi thơm vậy cấu tạo bên trong của hoa như thế nào? Chúng gồm những thành phần gì?
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS:
Qua hình vẽ
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi:
Phân tích điểm giống và khác nhau giữa các hình vẽ đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi
37
HĐ 2: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của Hoa
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá
Bước 1: Bóc tách một bông hoa
Bước 2: Phân loại các thành phần của bông hoa
Bước 3: Nhận biết đặc điểm và gọi tên các thành phần của bông hoa
Bước 4: Làm mô hình bông hoa
38
HĐ 2: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của Hoa
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Hoa có: cuống, đài, cánh và nhị, nhụy.
Cuống hoa: thẳng, dài mang hoa, phần cuối của cuống hoa phình to ra (đế hoa)
Đài: màu lục, giống lá, thường nhỏ, ngắn
Cánh hoa: là một phiến mỏng có nhiều màu sắc khác nhau, có mùi thơm, hoa có số lượng cánh khác nhau
Nhị, nhụy: nhị thường dài, trên đầu có phấn hoa màu vàng; nhụy có thường hình như lọ lục bình phần trên loe, có chất dính; ở giữa thắt nhỏ; phần dưới phình to. Có hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
39

Bóc tách một bông hoa

Học sinh sử dụng các dụng cụ đơn giản như dao, kéo, kẹp nhíp để tách các thành phần của bông hoa
40

Phân loại các thành phần của bông hoa

Học sinh thảo luận trong nhóm để phân loại các thành phần của bông hoa đã được tách ra ở bước 1. Lưu ý rằng, phân loại là một công việc thường làm trong nghiên cứu khoa học.
41
Nhóm học sinh tiến hành thảo luận để phân loại các thành phần của bông hoa

Gọi tên các thành phần của bông hoa

HS thảo luận trong nhóm để gọi tên cho các thành phần của bông hoa. Hoạt động này minh họa một trong những mục tiêu của phương pháp là phát triển ngôn ngữ, từ vựng cho HS.
42
Thảo luận giữa các nhóm
Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm HS so sánh kết quả phân loại thành phần và gọi tên các thành phần. HS phải lập luận để bảo vệ quan điểm trước các nhóm khác. Giáo viên đóng vai như "trọng tài" cho cuộc thảo luận và chuẩn hóa việc phân loại, gọi tên của các em.
43
Vẽ hay cắt dán một bông hoa
Học sinh vẽ hay cắt dán một bông hoa trên cơ sở những thành phần có thể nhìn thấy được hiển thị trên màn hình máy tính.
44
LIÊN HỆ
Họ và tên: Ngô Hải Chi
Địa chỉ mail: [email protected]
Điện thoại: 0983311981
Cơ quan: Khoa Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Hải Thanh
Dung lượng: 4,08MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)