Bàn tay nặn bột

Chia sẻ bởi Trần thị minh tâm | Ngày 09/10/2018 | 222

Chia sẻ tài liệu: bàn tay nặn bột thuộc Tự nhiên và Xã hội 2

Nội dung tài liệu:

TUẦN 1
Thứ sáu ngày 01 tháng 09 năm 2017
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 1: VÌ SAO CHÚNG TA VẬN ĐỘNG ĐƯỢC (TIẾT 1)

A. MỤC TIÊU:
- Nhân biết được các bộ phận cuả cơ quan vận động trên cơ thể.
- Nêu được tác dụng của cơ quan vận động.
* Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” hoạt động 4-HĐCB
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Các hình 3,4,5 phóng to(hình trong tài liệu-tr4,5)
- Bút dạ
-Giấy A0
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I.Khởi động
-HS chơi trò chơi.
II.Bài mới:
*Hoạt động 4: Làm việc với hình
*Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên các cơ quan vận động và các xương,khớp xương.
*Cách tiến hành:
Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Vì sao chúng ta vận động được?
 - Phát Phiếu học tập cho các nhóm.
- HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập (Mục 1: Điều các em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về sự vận động của cơ thể.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu:
- Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về sự vận động của cơ thể.
- HS nêu những hiểu biết của mình về sự vận động của cơ thể.
Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi:
- GV yêu cầu:  Các em hãy nêu thắc mắc của mình về sự vận động của cơ thể bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng)
- HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra)     
Ví dụ HS có thể nêu: Tại sao chúng ta có thể đứng được? Tại sao cơ thể có thể chạy nhảy?
- Lần lượt HS nêu câu hỏi
- GV chốt lại một số câu hỏi (dự kiến):
-Khi đi lại chúng ta sử dụng bộ phận nào của cơ thể ?
- Trên mặt có xương và cơ không ?
- Tay có xương không ?
- 1 HS đọc lại các câu hỏi
-GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào?
- HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,) 
-GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
- Các nhóm HS tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập-mục 3)
- GV quan sát các nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp.
-Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra.
+Chúng ta vận động được là nhờ xương và cơ trong cơ thể.
+Tay thì có xương tay,xương bả vai, xương bàn tay.
+Chân có xương đùi, xương bàn chân.
+ Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- Các nhóm khác nêu thí nghiệm của nhóm mình (nếu khác nhóm bạn)
- HS có thể trình bày thí nghiệm
-Phát mỗi nhóm các tranh giống trong sách tài liệu học, thảo luận và điền đúng các xương và cơ.
-GV quan sát.
-Các nhóm Trình bày kết quả của nhóm mình.
-GV nhận xét.
Bước 5:Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
-GV nêu: Qua thí nghiệm và làm phiếu bài tập các em rút ra kết luận gì ?
- HS trình bày phiếu học tập (Mục 4: Kết luận của các em).
- GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau.
- HS nêu.
* Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai.
* GV nhận xét, kết luận và chốt bảng:
“ Cơ thể chúng ta vận động được nhờ cơ quan vận động ( xương, khớp xương và cơ) trên cơ thể.”
-Vài HS đọc lại kết luận của GV.
III. Củng cố, dặn dò:
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần thị minh tâm
Dung lượng: 23,43KB| Lượt tài: 6
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)