Bàn tay nặn bột lớp 2

Chia sẻ bởi Trần thị minh tâm | Ngày 09/10/2018 | 353

Chia sẻ tài liệu: bàn tay nặn bột lớp 2 thuộc Tự nhiên và Xã hội 2

Nội dung tài liệu:

TUẦN 15
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2016
KHOA HỌC
TIẾT 29: THUỶ TINH

A. MỤC TIÊU:
- Nhân biết một số tính chất của thủy tinh.
- Nêu được công dụng của thủy tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh..
* Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột”(hoạt động 2)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình và thông tin trang 60, 61 SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:
- Xi măng có tính chất gì?
2.Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
*Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát các hình SGK và trả lời nhau theo cặp
+Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh?
+Thông thường, những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ thế nào?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận:

- HS nêu, lớp theo dõi.






- HS quan sát các hình SGK thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu của GV.
+Li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt,…

+Sẽ bị vỡ khi va chạm mạnh.


- HS trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.

b. Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin
*Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.
- Nêu được tính chất, công dụng của thuỷ tinh thông thường và thuỷ tinh chất lượng cao.
*Cách tiến hành:
Bước 1 : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Thủy tinh thường có những tính chất gì?
 - Phát Phiếu học tập cho các nhóm.
- HS làm việc theo nhóm 2: ghi vào phiếu học tập (Mục 1: Điều các em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu:
- Yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.
- HS nêu những hiểu biết của mình về thủy tinh.
Bước 3 : Đề xuất câu hỏi, phương án tìm tòi:
- GV yêu cầu:  Các em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của thủy tinh bằng một số câu hỏi (cho HS nêu miệng)
- HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập (Câu hỏi các em đặt ra)     
Ví dụ HS có thể nêu: Thủy tinh có bị cháy không? Thủy tinh có bị gỉ không? Thủy tinh có dễ vỡ không ? Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?
- Lần lượt HS nêu câu hỏi
- GV chốt lại một số câu hỏi (dự kiến):
- Thủy tinh có trong suốt không ?
- Thủy tinh có bị gỉ không?
- Thủy tinh cứng hay mềm?
- Thủy tinh có dễ vỡ không ?
- Thủy tinh có cháy không ?
- Thủy tinh có hút ẩm không?
- Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?
- 1 HS đọc lại các câu hỏi
-GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào?
- HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán (VD: Thí nghiệm, quan sát, trải nghiệm...,) 
-GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm và dựa vào trải nghiệm là phù hợp nhất.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
- Các nhóm HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập-mục 3)
- GV quan sát các nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm trước lớp.
-Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi đã đưa ra.
+Trong thực tế, để đồ dùng bằng thủy tinh lâu ngày ngoài trời nó không bị gỉ.
+Dùng tay bóp các đồ vật bằng thủy tinh, các đồ vật ấy không bị biến dạng.
+Em để rơi bóng đèn xuống nền nhà, bóng đèn bị vỡ ra nhiều mảnh.
+Đốt tấm thủy tinh nhưng tấm thủy tinh không cháy.
+Đổ 1 ít nước vào chai thủy tinh, sờ bên ngoài chai không bị ướt.
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần thị minh tâm
Dung lượng: 39,59KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)