Phân tích bài thơ "Mùa uân nho nhỏ"
Chia sẻ bởi Phăn Văn Tuân |
Ngày 16/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: Phân tích bài thơ "Mùa uân nho nhỏ" thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
Thanh Hải - Mùa xuân thi sĩ
Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê Hương Điền, Thừa Thiên Huế. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ nhà thơ Thanh Hải làm công tác văn hoá văn nghệ ở Đoàn văn công tỉnh và cán bộ Tuyên huấn ở chiến khu. Sau năm 1975, ông là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1980 tại Huế. Với 50 mùa xuân cuộc đời, nhà thơ đã để lại 6 tập thơ: “Những đồng chí Trung Kiên”; “Huế mùa xuân” (2 tập); “Dấu võng Trường Sơn”; “Mưa xuân đất này” và “Thanh Hải thơ tuyển”. Thơ Thanh Hải là tiếng nói bình dị, chân thành của người chiến sĩ kiên trung, một lòng theo cách mạng, đã có những đóng góp đang quí cho nền thơ chống Mỹ. Ông được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, đợt 1, năm 2001. “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu trong gia tài thơ xuân Việt Nam , được nhà thơ Thanh Hải viết trên giường bệnh, trước khi mất chỉ vài ngày. Đó là lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và đời thơ. Bài thơ nhanh chóng chinh phục người đọc trước hết bởi âm hưởng, ngân nga mà sâu lắng, bởi năng lượng cảm xúc dồi dào truyền tải và lan toả. Chính cái giọng điệu dịu ngọt, chan chứa tình yêu đời, yêu cuộc sống đã tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc và góp phần làm nổi bật lên cấu tứ, hình ảnh, hình tượng và ngôn từ của bài thơ. Ta dễ dàng nhận thấy bài thơ có cấu tứ “lộ thiên” theo chiều không gian mở. Mạch thơ đi theo trình tự: Xuân thiên nhiên – Xuân con người – Xuân đất nước – Xuân thi sĩ và cuối cùng là Xuân đất Huế quê hương. Đây là dạng cấu tứ thông thường. Nếu không có những thành công ở những yếu tố nghệ thuật khác loại cấu tứ này, dễ sa vào đơn giản, dễ dãi. Nhưng nhờ những hình ảnh độc đáo, bát ngờ, nhạc điệu, trạng thái xuất thần của cảm xúc đã khiến bài thơ trôi chảy một cách tự nhiên như một dòng sông đầy ắp hiền hoà, ào ạt reo ca. Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân thiên nhiên được đặc tả ở những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời. Một mùa xuân dịu dàng tươi sáng bởi màu sắc, náo nức rộn ràng bởi âm thanh, và lồng lộng không gian. Thiên nhiên tràn trề sức sống mãnh liệt và dâng hiến hết mình: sông hết mình xanh, bông hoa hết mình tím, và con chim nhỏ bé kia cũng đang căng hết sức lực của vòm ngực cất lên tiếng hót làm vang động cả bầu trời cao rộng. Vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất ấy có sức quyến rũ, mê hồn, khiến thi sĩ như tỉnh như say. Nhà thơ thầm hỏi/ hay thốt lên “hót chi mà vang trời “ , tưởng như nghe được tiếng lòng trìu mến bao dung, quyến luyến cõi đời của một người thơ xứ Huế. Tiếng chim hồn nhiên, trong trẻo mà da diết phía bầu trời cao vút lại như kết đọng thành những giọt âm thanh rơi xuống hồn người, chạm vào cõi sâu lặng, khuấy lên bao nỗi niềm, dìu nhà thơ vào cõi mộng: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Nhà thơ hứng lấy tiếng chim , (có thể hình dung) với một sự đón nhận, nâng niu, trân quí và cất giữ, như sợ rằng, nếu không làm như vậy cái âm thanh ngọt lành kia sẽ tắt vào thinh vắng. Đây là một chi tiết có sức toả sáng trong bài thơ. Và nó chỉ có thể được phát ra từ cảm xúc đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt của một con người nhiều trải nghiệm, hiểu rõ đời mình chỉ còn là những khoảnh khắc ngắn ngủi. Mùa xuân thiên nhiên cũng là nguyên cớ tạo nên mùa xuân con người. Mùa xuân người cầm súng Lộc dắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Nhà thơ nêu ra hai hình ảnh: “Người cầm súng” và “Người ra đồng”, những con người đại diện cho sức mạnh dân tộc với lịch sử bốn nghìn năm làm ăn và đánh giặc. Lộc- cái chồi xanh nhú lên sau những ngày đông giá, đã tồn tại trong tâm thức của người Việt Nam như một biểu tượng tươi đẹp nhất về mùa xuân. Nó hiện thân cho sự rũ bỏ quá khứ héo tàn,
Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê Hương Điền, Thừa Thiên Huế. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ nhà thơ Thanh Hải làm công tác văn hoá văn nghệ ở Đoàn văn công tỉnh và cán bộ Tuyên huấn ở chiến khu. Sau năm 1975, ông là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1980 tại Huế. Với 50 mùa xuân cuộc đời, nhà thơ đã để lại 6 tập thơ: “Những đồng chí Trung Kiên”; “Huế mùa xuân” (2 tập); “Dấu võng Trường Sơn”; “Mưa xuân đất này” và “Thanh Hải thơ tuyển”. Thơ Thanh Hải là tiếng nói bình dị, chân thành của người chiến sĩ kiên trung, một lòng theo cách mạng, đã có những đóng góp đang quí cho nền thơ chống Mỹ. Ông được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, đợt 1, năm 2001. “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu trong gia tài thơ xuân Việt Nam , được nhà thơ Thanh Hải viết trên giường bệnh, trước khi mất chỉ vài ngày. Đó là lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và đời thơ. Bài thơ nhanh chóng chinh phục người đọc trước hết bởi âm hưởng, ngân nga mà sâu lắng, bởi năng lượng cảm xúc dồi dào truyền tải và lan toả. Chính cái giọng điệu dịu ngọt, chan chứa tình yêu đời, yêu cuộc sống đã tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc và góp phần làm nổi bật lên cấu tứ, hình ảnh, hình tượng và ngôn từ của bài thơ. Ta dễ dàng nhận thấy bài thơ có cấu tứ “lộ thiên” theo chiều không gian mở. Mạch thơ đi theo trình tự: Xuân thiên nhiên – Xuân con người – Xuân đất nước – Xuân thi sĩ và cuối cùng là Xuân đất Huế quê hương. Đây là dạng cấu tứ thông thường. Nếu không có những thành công ở những yếu tố nghệ thuật khác loại cấu tứ này, dễ sa vào đơn giản, dễ dãi. Nhưng nhờ những hình ảnh độc đáo, bát ngờ, nhạc điệu, trạng thái xuất thần của cảm xúc đã khiến bài thơ trôi chảy một cách tự nhiên như một dòng sông đầy ắp hiền hoà, ào ạt reo ca. Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân thiên nhiên được đặc tả ở những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời. Một mùa xuân dịu dàng tươi sáng bởi màu sắc, náo nức rộn ràng bởi âm thanh, và lồng lộng không gian. Thiên nhiên tràn trề sức sống mãnh liệt và dâng hiến hết mình: sông hết mình xanh, bông hoa hết mình tím, và con chim nhỏ bé kia cũng đang căng hết sức lực của vòm ngực cất lên tiếng hót làm vang động cả bầu trời cao rộng. Vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất ấy có sức quyến rũ, mê hồn, khiến thi sĩ như tỉnh như say. Nhà thơ thầm hỏi/ hay thốt lên “hót chi mà vang trời “ , tưởng như nghe được tiếng lòng trìu mến bao dung, quyến luyến cõi đời của một người thơ xứ Huế. Tiếng chim hồn nhiên, trong trẻo mà da diết phía bầu trời cao vút lại như kết đọng thành những giọt âm thanh rơi xuống hồn người, chạm vào cõi sâu lặng, khuấy lên bao nỗi niềm, dìu nhà thơ vào cõi mộng: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Nhà thơ hứng lấy tiếng chim , (có thể hình dung) với một sự đón nhận, nâng niu, trân quí và cất giữ, như sợ rằng, nếu không làm như vậy cái âm thanh ngọt lành kia sẽ tắt vào thinh vắng. Đây là một chi tiết có sức toả sáng trong bài thơ. Và nó chỉ có thể được phát ra từ cảm xúc đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt của một con người nhiều trải nghiệm, hiểu rõ đời mình chỉ còn là những khoảnh khắc ngắn ngủi. Mùa xuân thiên nhiên cũng là nguyên cớ tạo nên mùa xuân con người. Mùa xuân người cầm súng Lộc dắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Nhà thơ nêu ra hai hình ảnh: “Người cầm súng” và “Người ra đồng”, những con người đại diện cho sức mạnh dân tộc với lịch sử bốn nghìn năm làm ăn và đánh giặc. Lộc- cái chồi xanh nhú lên sau những ngày đông giá, đã tồn tại trong tâm thức của người Việt Nam như một biểu tượng tươi đẹp nhất về mùa xuân. Nó hiện thân cho sự rũ bỏ quá khứ héo tàn,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phăn Văn Tuân
Dung lượng: 108,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)