Phan mem yenka tiet 4
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Thủy |
Ngày 14/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: phan mem yenka tiet 4 thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
Tuần: 28
Ngày soạn: 21/3/2009
Tiết: 50
Ngày giảng: 24/3/2009
Bài: HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA (t4)
I. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
- Học sinh nắm được các đối tượng của phần mềm hình học Geogebra. Hiểu rõ được các đối tượng đó và danh sách các đối tượng đó trên màn hình.
- Vận dụng được vào vẽ các hình trong thực tế.
* Kĩ năng:
- Vẽ được một số hình học đơn giản với phần mềm.
II. Phương pháp, phương tiện:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
- Phương tiện:
+ Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
+ Đọc tài liệu ở nhà trước khi lên lớp.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động giáo viên:
Hoạt động học sinh:
Hoạt động 2: Làm quen với phần mềm Geogebra tiếng việt:
- Gv hướng dẫn Hs công cụ biến đổi hình học.
- Gv: Hướng dẫn học sinh thao tác sử dụng công cụ đối xứng qua đường thẳng: Chọn công cụ, chọn đối tượng cần biến đổi (có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách kéo thả chuột tạo thành một khung chữ nhật chứa các đối tượng muốn chọn), sau đó nháy chuột lên đường hoặc đoạn thẳng làm trục đối xứng.
- Gv hướng dẫn thao tác: Chọn công cụ, chọn đối tượng cần biến đổi (có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách kéo thả chuột tạo thành một khung chữ nhật chứa các đối tượng muốn chọn), sau đó nháy chuột lên điểm là tâm đối xứng.
- Gv: Mỗi trang hình vẽ sẽ được lưu lại trong một tệp có phần mở rộng là gì?
- Gv: Để lưu hình hãy nhấn tổ hợp phím?
- Gv: Nếu là lần đầu tiên lưu tệp, phần mềm sẽ yêu cầu nhập tên tệp. Gõ tên tệp tại vị trí File name và nháy chuột vào nút Save.
- Gv: Để mở một tệp đã có, nhấn tổ hợp phím?
* Các công cụ biến đổi hình học:
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một trục là đường hoặc đoạn thẳng.
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một điểm cho trước (điểm này gọi là tâm đối xứng).
d) Các thao tác với tệp
- Hs: là .ggb.
- Hs: Ctrl+S hoặc thực hiện lệnh Hồ sơ ( Lưu lại từ bảng chọn.
- Hs: Ctrl+O hoặc thực hiện lệnh Hồ sơ ( Mở. Chọn tệp cần mở hoặc gõ tên tại ô File name, sau đó nháy chuột vào nút Open.
Bài tập áp dụng: ( Gv hướng dẫn hs vẽ hình)
6. Vẽ hình thoi.
Cho trước cạnh AB và một đường thẳng đi qua A. Hãy vẽ hình thoi ABCD lấy đường thẳng đã cho là đường chéo. Sử dụng các công cụ thích hợp đã học để dựng các đỉnh C, D của hình thoi.
Vẽ một hình là đối xứng trục của một đối tượng cho trước trên màn hình.
Cho một hình và một đường thẳng trên mặt phẳng. Hãy dựng hình mới là đối xứng của hình đã cho qua trục là đường thẳng trên. Sử dụng công cụ đối xứng trục để vẽ hình.
Vẽ một hình là đối xứng qua tâm của một đối tượng cho trước trên màn hình.
Cho trước một hình và một điểm O. Hãy dựng hình mới là đối xứng qua tâm O của hình đã cho. Sử dụng công cụ đối xứng tâm để vẽ hình.
IV. Củng cố, dặn dò:
Giáo viên cùng học sinh thực hành các nội dung đã được học.
Trả lời các thắc mắc của học sinh.
Hướng dẫn học sinh về nhà học bài và xem trước bài học của tiết tiếp theo.
Ngày soạn: 21/3/2009
Tiết: 50
Ngày giảng: 24/3/2009
Bài: HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA (t4)
I. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
- Học sinh nắm được các đối tượng của phần mềm hình học Geogebra. Hiểu rõ được các đối tượng đó và danh sách các đối tượng đó trên màn hình.
- Vận dụng được vào vẽ các hình trong thực tế.
* Kĩ năng:
- Vẽ được một số hình học đơn giản với phần mềm.
II. Phương pháp, phương tiện:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
- Phương tiện:
+ Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
+ Đọc tài liệu ở nhà trước khi lên lớp.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động giáo viên:
Hoạt động học sinh:
Hoạt động 2: Làm quen với phần mềm Geogebra tiếng việt:
- Gv hướng dẫn Hs công cụ biến đổi hình học.
- Gv: Hướng dẫn học sinh thao tác sử dụng công cụ đối xứng qua đường thẳng: Chọn công cụ, chọn đối tượng cần biến đổi (có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách kéo thả chuột tạo thành một khung chữ nhật chứa các đối tượng muốn chọn), sau đó nháy chuột lên đường hoặc đoạn thẳng làm trục đối xứng.
- Gv hướng dẫn thao tác: Chọn công cụ, chọn đối tượng cần biến đổi (có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách kéo thả chuột tạo thành một khung chữ nhật chứa các đối tượng muốn chọn), sau đó nháy chuột lên điểm là tâm đối xứng.
- Gv: Mỗi trang hình vẽ sẽ được lưu lại trong một tệp có phần mở rộng là gì?
- Gv: Để lưu hình hãy nhấn tổ hợp phím?
- Gv: Nếu là lần đầu tiên lưu tệp, phần mềm sẽ yêu cầu nhập tên tệp. Gõ tên tệp tại vị trí File name và nháy chuột vào nút Save.
- Gv: Để mở một tệp đã có, nhấn tổ hợp phím?
* Các công cụ biến đổi hình học:
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một trục là đường hoặc đoạn thẳng.
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một điểm cho trước (điểm này gọi là tâm đối xứng).
d) Các thao tác với tệp
- Hs: là .ggb.
- Hs: Ctrl+S hoặc thực hiện lệnh Hồ sơ ( Lưu lại từ bảng chọn.
- Hs: Ctrl+O hoặc thực hiện lệnh Hồ sơ ( Mở. Chọn tệp cần mở hoặc gõ tên tại ô File name, sau đó nháy chuột vào nút Open.
Bài tập áp dụng: ( Gv hướng dẫn hs vẽ hình)
6. Vẽ hình thoi.
Cho trước cạnh AB và một đường thẳng đi qua A. Hãy vẽ hình thoi ABCD lấy đường thẳng đã cho là đường chéo. Sử dụng các công cụ thích hợp đã học để dựng các đỉnh C, D của hình thoi.
Vẽ một hình là đối xứng trục của một đối tượng cho trước trên màn hình.
Cho một hình và một đường thẳng trên mặt phẳng. Hãy dựng hình mới là đối xứng của hình đã cho qua trục là đường thẳng trên. Sử dụng công cụ đối xứng trục để vẽ hình.
Vẽ một hình là đối xứng qua tâm của một đối tượng cho trước trên màn hình.
Cho trước một hình và một điểm O. Hãy dựng hình mới là đối xứng qua tâm O của hình đã cho. Sử dụng công cụ đối xứng tâm để vẽ hình.
IV. Củng cố, dặn dò:
Giáo viên cùng học sinh thực hành các nội dung đã được học.
Trả lời các thắc mắc của học sinh.
Hướng dẫn học sinh về nhà học bài và xem trước bài học của tiết tiếp theo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Thủy
Dung lượng: 86,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)