PASCAL từ A đến Z

Chia sẻ bởi Võ Văn Dũng | Ngày 14/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: PASCAL từ A đến Z thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

PHẦN I. LÝ THUYẾT

BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL

I/ Turbo Pascal:
1. Nguồn gốc
Pascal là một trong các ngôn ngữ lập trình cấp cao được giáo sư Niklaus Wirth ở trường kĩ thuật Zurich (Thụy Sĩ ) thiết kế và công bố vào năm 1971. Ông đặt tên cho ngôn ngữ này là Pascal để tưởng nhớ đến Blaise Pascal, nhà toán học, triết học nổi tiếng của Pháp ở thế kỉ XVII, người đã sáng chế ra máy tính cơ khí đầu tiên cho nhân loại.
Ngày nay, Pascal là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao ưu việt nhất trong lĩnh vực giảng dạy và lập trình chuyên nghiệp.
2. Tính chất cơ bản:
a) Pascal là một ngôn ngữ có định kiểu rõ ràng :
_ Mọi biến và hằng của kiểu dữ liệu nào chỉ được gán các giá trị của đúng kiểu dữ liệu đó, không được tự do đem gán cho các giá trị của kiểu dữ liệu khác.
_ Việc định kiểu một cách chặt chẽ như vậy khiến cho người lập trình luôn luôn phải có các biểu thức tương thích với nhau về kiểu dữ liệu.
b) Pascal là một ngôn ngữ thể hiện tư duy lập trình có cấu trúc :
_ Dữ liệu được cấu trúc hóa : từ dữ liệu đơn giản hoặc có cấu trúc đơn giản người lập trình có thể xây dựng các dữ liệu có cấu trúc phức tạp hơn.
_ Mệnh lệnh được cấu trúc hóa : từ các lệnh chuẩn đã có, người lập trình có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa hai từ khóa Begin và End khiến chúng trở thành một ngôn ngữ phức tạp hơn gọi là lệnh hợp thành hay lệnh ghép.
_ Chương trình được cấu trúc hóa : một chương trình có thể chia thành các chương trình con tổ chức theo hình cây phân cấp. Mổi chương trình con nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác định cụ thể, điều này giúp cho người lập trình có thể giải quyết từng phần một, từng khối một và có thể cho nhiều người tham gia lập trình, mỗi người phụ trách một vài khối.
3. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ Pascal :
Để lập trình được với Turbo Pascal, tối thiểu cần phải có 2 tệp TURBO.EXE và TURBO.TPL. Ngoài ra còn có các tệp GRAPH.TPU, *.BGI, *.CHR.
Khởi động chương trình: chạy tệp Turbo.exe hoặc biểu tượng TurboPascal trên màn hình nền.
a) Bộ kí tự :
_ Bộ 26 chữ Latin :
Chữ lớn : A, B, C, …, Z
Chữ nhỏ : a, b, c, …, z
_ Kí tự gạch nối : -
_ Bộ chữ số thập phân : 0, 1, 2, …, 9
_ Các kí hiệu toán học : +, -, *, /, +, <, >, ( ), [ ]
b) Từ khóa :
_ Từ khóa chung : Program, Begin, End, Procedure, Function …
_ Từ khóa để khai báo : Const, Var, Type, Array, String, Record …
_ Từ khóa của lệnh lựa chọn : If … Then … Else, Case … Of
_ Từ khóa của của lệnh lặp : For … To … Do, While … Do
_ Từ khóa điều khiển : With, Goto, Exit
_ Từ khoá toán tử : And, Or, Not, In, Div, Mod
c) Tên chuẩn :
Trong Pascal có các tên chuẩn sau đây :
Boolean, Char, Integer, Word, Byte, Real, Text; False, True, Maxint; Abs, Arctan, Chr, Cos, Sin, Eof, Eoln; Exp, Ln, Odd, Ord; Round, Trunc, Sqr, Sqrt, Pred, Succ; Dispose, New, Get, Put, Read, Readln; Write,Writeln; Reset, Rewrite …
d) Danh hiệu tự đặt :
Trong Pascal, để đặt tên cho các biến, hằng, kiểu, chương trình con người ta dùng các danh hiệu. Danh hiệu của Pascal được bắt đầu bằng một chữ cái, sau đó là các chữ cái, chữ số, dấu nối.
4. Các bước cơ bản khi lập một chương trình Pascal
- Bước 1: Phân tích bài toán, xác định dữ liệu vào, dữ liệu ra để làm cơ sở cho việc hình thành giải thuật.
- Bước 2: Xây dựng thuật toán. Dựa vào dữ liệu đầu vào, các giải thiết của bài toán, các mội liên hệ giữa chúng và những kiến thức liên quan để đưa ra giải thuật tương ứng.
- Bước 3: Tổ chức dữ liệu và lập chương trình theo thuật toán đã lập ra.
5. Một số thao tác cơ bản khi soạn thảo chương trình Pascal:
F2 : lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
F3 : tạo tệp mới hoặc mở tệp đã có trên đĩa
F8 : dịch và chạy từng câu lệnh trong chương trình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Dũng
Dung lượng: 2,77MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)