Ôn tập địa lý 9 HK2

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hưng | Ngày 16/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập địa lý 9 HK2 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1.Vì sao tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chi Minh đến ĐàLạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
- Vị trí của thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch phía nam
- Đông Nam Bộ có dân đông, thu nhập cao
- Các thành phố trên có cơ sở hạ tầng phát triển: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí.
- Phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, nhiều khách
Câu 2: Hãy cho biết hiện trạng về tài nguyên- môi trường biển và nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên?
- Hiện trạng vùng biển nước ta : Nguồn tài nguyên bị giảm sút mạnh, môi trường bị ô nhiễm
- Nguyên nhân :
+ Khai thác, sử dụng quá mức cho phép
+ Chất thải từ các khu công nghiêp, khu đô thị, từ đồng ruộng đưa ra.
+ Đánh bắt thủy sản bằng chất nổ, ô nhiễm dầu.
Câu 3. Nêu đặc điểm địa hình tỉnh Kiên Giang ?
- Phần lớn diện tích là đồng bằng, thấp, rộng , bằng phẳng, thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Diện tích núi ít, núi thấp: khoảng 200m, phân bố ở phía Tây Bắc, ven biển, chủ yếu ở Hòn Đất, Kiên Lương, Phú Quốc.
Câu 4. Dựa vào bảng tình hình sản xuất thủy sản ở đồng bằng Sông Cửu Long , đồng
bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (%):
Sản lượng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước

Cá biển khai thác
41.5
4.6
100

Cá nuôi
58.4
22.8
100

Tôm nuôi
76.4
3.9
100

 a.Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở
đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng so với cả nước.
b. Nêu nhận xét ?
+ Sản lượng thủy sản đồng bằng Sông Cửu Long cao so với sản lượng thủy sản cả nước so và gấp nhiều lần so với sản lượng thủy sản đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt là tôm nuôi
+ Sản lượng thủy sản đồng bằng Sông Cửu Long tăng liên tục qua các năm.

Câu 1. Chứng minh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta?
Có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước(hơn 50%).
Bình quân lương thực trên người cao nhất cả nước (hơn 1000 kg/người/ năm).
Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, bưởi...
Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh, nuôi nhiều ở: Bạc Liêu, Cà Mau...
Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% của cả nước. Nghề nuôi trồng thủy sản đang được phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi tôm cá xuất khẩu.
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Thuận lợi
- Vị trí:
+ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông, lâm, thủy sản. Phía tây giáp Cam-pu-chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế.
- Điều kiện tựn hiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Địa hình thoải, có độ cao trung bình tạo mặt bằng thuận lợi cho xây dựng.
+ Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, thích hợp cho các cây trồng như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, sát đường hàng hải quốc tế, thuận lợi để phát triển các ngành đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ biển, du lịch biển.
+ Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí, phát triển ngành khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
+ Sông có giá trị tưới tiêu, giao thông, thủy điện.
Khó khăn
Trên đất liền nghèo khoáng sản
Diện tích rừng tự nhiên thấp
Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp tăng
Câu 2: Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Cần phải bảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hưng
Dung lượng: 234,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)