Ôn HSG thi Tỉnh- Địa lí Nông Nghiệp

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 16/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Ôn HSG thi Tỉnh- Địa lí Nông Nghiệp thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG













CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG 9
ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP



Người thực hiện: LƯƠNG THỊ HẠNH
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Hướng Đạo




















Năm học: 2015-2016
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
I. Nội dung, cấu trúc chuyên đề:
` 1. Nội dung:
Chuyên đề gồm 3 nội dung chính
- Nội dung I: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Nội dung II: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Nội dung III: Bài tập vẽ biểu đồ.
2. Cấu trúc:
- Kiến thức cơ bản.
- Bài tập nâng cao, vận dụng
II. Thời gian thực hiện chuyên đề:
- 12 tiết ( tương ứng 10 buổi).

































NỘI DUNG 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. Nhân tố tự nhiên.
1.Tài nguyên đất.
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghịêp.
- TN Đất ở nước ta khá đa dạng. Có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn là đất phù sa và Feralit.
* Đất phù sa:
- Diện tích: khoảng 3 triệu ha.
- Phân bố: tập trung tại ĐBSH, ĐBSCL và đồng bằng ven biển miền Trung.
- Giá trị: thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác.
* Đất Ferralí:
- Chiếm diện tích 16 triệu ha.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi.
- Thích hợp cho việc trồng cây CN lâu năm(cà phê, cao su…), cây ăn quả và 1 số cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương…
- Hiện nay diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp hợp lí có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp nước ta.
2.Tài nguyên khí hậu. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thuận lợi:
+ Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cây xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ 2-3 vụ lúa và rau màu trong năm, nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt.
+ Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng theo bắc – nam, theo mùa, theo độ cao. Tạo nên nhiều vùng miền khí hậu khiến cho nước ta có thể trồng nhiều loại cây cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Khó khăn:
+ Khí hậu nóng ẩm nên nấm mốc, sâu bệnh có hại phát triển.
+ Có nhiều thiên tai: Miền Bắc có mùa đông gây rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến năng suất ở Bắc Trung Bộ có gió Lào khô nóng, miền núi có sương muối, sương giá vào mùa đông. Mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt, bão gió thất thường gây thiệt lớn cho mùa màng
3. Tài nguyên nước.
- Thuận lợi: Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các sông có giá trị về thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. Nguồn nước ngầm dồi dào cung cấp nước tưới cho nông nghiệp đặc biệt là mùa khô điển hình là vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Khó khăn: Mùa lũ mùa màng bị thiệt hại, mùa khô thiếu nước.
4.Tài nguyên sinh vật:
- Trọng môi trường nhiệt đới ẩm sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái, giàu có về thành phần loài.
- Tài nguyên sinh vật phong phú là cơ sỏ thuần dưỡng, lai tạo các cây trồng, vật nuôi trong đó có nhiều giống vật nuôi, cây trồng có chất lượng tốt thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương.
II. Các nhân tố kinh tế xã hội.
1. Dân cư- lao động nông thôn
- Năm 2003 nước ta vẫn còn khoảng 74 % dân số sống ở vùng nông thôn và trên 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Ưu điểm: Người dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp gắn bó với đất đai khi có chính sách khuyến khích sản xuất thì người nông dân phát huy được bản chất cần cù sáng tạo của mình.
- Tồn tại: Trình độ lao động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 115,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)