Ôn HSG Địa 9 cấp Tỉnh- Vẽ biểu đồ miền
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 16/10/2018 |
61
Chia sẻ tài liệu: Ôn HSG Địa 9 cấp Tỉnh- Vẽ biểu đồ miền thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng yêu cầu xã hội, quá trình dạy học đặc biệt chú ý đến tăng cường tính độc lập, tự lực trong học tập của người học.
Để thực hiện được quá trình ấy, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, “ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục 2005).
Quá trình dạy học hiện nay cần phải tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy cho các em tính khao khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.
Để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người “Năng động sáng tạo – Có năng lực giải quyết vấn đề”, đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải có những bước chuyển biến rõ nét trong việc cải tiến phương pháp dạy và học. “ Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học...”(Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII).
- Hiện nay, trong chương trình đổi mới sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành (chiếm 21,15% tổng số tiết học), trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ hoặc liên quan đến biểu đồ hành (chiếm 11,53% tổng số tiết học) và khoảng 15 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập sách giáo khoa.
Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. Hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.
- Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt, đối với học sinh lớp 9, các em được làm quen với một dạng biểu đồ mới: Biểu đồ miền. Đây là một dạng biểu đồ thể cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng địa lí trong nhiều năm (thường thì 4 năm trở lên). Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật (hoặc cũng có thể là hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau.
Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập một số sáng kiến trong việc “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 trường THCS ”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1: Cơ sở lý luận của vấn đề.
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội, việc giảng dạy học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế là điều thầy cô mong muốn.
Với nội dung học tập của môn Địa lí 9 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động và phong phú, hấp dẫn về các vấn đề dân cư, kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như các vùng kinh tế riêng, dễ kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập của học sinh.
Đồng thời với các kiến thức lí thuyết, như đã nói ở trên, còn có các bài tập rèn luyện kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ.
1.1: Khái quát về biểu đồ.
Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả:
- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý như “biểu về tình hình phát triển dân số của nước ta qua các năm…”
Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng yêu cầu xã hội, quá trình dạy học đặc biệt chú ý đến tăng cường tính độc lập, tự lực trong học tập của người học.
Để thực hiện được quá trình ấy, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, “ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục 2005).
Quá trình dạy học hiện nay cần phải tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy cho các em tính khao khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.
Để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người “Năng động sáng tạo – Có năng lực giải quyết vấn đề”, đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải có những bước chuyển biến rõ nét trong việc cải tiến phương pháp dạy và học. “ Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học...”(Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII).
- Hiện nay, trong chương trình đổi mới sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành (chiếm 21,15% tổng số tiết học), trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ hoặc liên quan đến biểu đồ hành (chiếm 11,53% tổng số tiết học) và khoảng 15 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập sách giáo khoa.
Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. Hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.
- Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt, đối với học sinh lớp 9, các em được làm quen với một dạng biểu đồ mới: Biểu đồ miền. Đây là một dạng biểu đồ thể cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng địa lí trong nhiều năm (thường thì 4 năm trở lên). Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật (hoặc cũng có thể là hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau.
Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập một số sáng kiến trong việc “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 trường THCS ”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1: Cơ sở lý luận của vấn đề.
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội, việc giảng dạy học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế là điều thầy cô mong muốn.
Với nội dung học tập của môn Địa lí 9 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động và phong phú, hấp dẫn về các vấn đề dân cư, kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như các vùng kinh tế riêng, dễ kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập của học sinh.
Đồng thời với các kiến thức lí thuyết, như đã nói ở trên, còn có các bài tập rèn luyện kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ.
1.1: Khái quát về biểu đồ.
Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả:
- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý như “biểu về tình hình phát triển dân số của nước ta qua các năm…”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 174,50KB|
Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)