Nhung bai van sieu hay
Chia sẻ bởi Phan Thanh Nha |
Ngày 16/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: nhung bai van sieu hay thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
Bài Tập làm văn số 2, lớp 9 :
Tưởng tượng hai mươi năm sau em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Bài làm:
Đà Nẵng hiện ra lạ lẫm với tôi quá. Với đứa con gái xa nhà, xa quê hương hai mươi năm thì Đà Nẵng quả thật lạ. Tôi tản bộ trên con đường tấp nập người qua kẻ lại, cảm thấy như lạc lõng giữa dòng người hối hả. Đà Nẵng đã là thành phố công nghiệp hàng đầu đất nước, việc tìm kiếm sự bình yên ở chốn này có lẽ không thể. Nhưng rồi một bóng hình nhỏ bé hiện ra, ấm áp, được gói gọn giữa hàng loạt những ngôi nhà cao lớn. Rất gần gũi, tôi bước vội hơn, va cả vào vài người đi đường mà quên câu xin lỗi. Hình bóng đó hiện ra mỗi lúc một rõ rệt. Và tôi đứng sững lại. Khung sắt đã gỉ nhưng vẫn còn hiện rõ : TRƯỜNG THCS N K
Tôi đứng lặng cả người. Xe cộ qua lại tấp nập. Lá cây reo lên khe khẽ. Tiếng người nói ồn ã. Bình yên quá. Trường tôi. Hai mươi năm, chỉ ba tiềng thôi nhưng đã là quá dài, quá lâu để tôi được nhìn thấy kỷ niệm đáng quý này. Tim tôi đập nhanh, không gian xung quanh như im bặt, tưởng chừng nghe được cả tiếng tim của chính mình. Tôi đi thật chậm, thật khẽ, như là rón rén, đẩy cửa thật nhẹ. Vẫn âm thanh đó, âm thanh mà đôi lần đi trễ tôi đã rất sợ. Nắng của những ngày đầu xuân cố len qua kẽ lá của tán phượng già, điểm lỗ chỗ trên các bức tường đã thấm màu thời gian. Vài đám rêu bám lên chân tường như đang nhấn thêm trong tôi cảm giác tiếc nuối. Hai mươi năm, tôi vô tình quá. Có tiếng nói khàn khàn vang lên bên tai: “Cháu tìm ai à?” Tôi giật cả mình, quay lại. Hình như vẫn là cặp kính vuông trên gương mặt nhuốm màu khắc khổ. Bác bảo vệ già lom khom nhìn tôi. Tôi cười, môi rung lên: “Cháu về thăm trường ạ!” Bác khẽ gật đầu, cười nhẹ với tôi. Gió. Lắc rắc mưa bụi. Cơn mưa đầu xuân se se lạnh. Đậu nơi khoé mắt vài giọt mưa, tôi chợt thấy lòng mình đau nhói. Nơi đã nuôi dưỡng tôi suốt ba năm cuối cấp II vậy mà tôi lại vô tình để nó cuốn theo dòng thời gian vội vã. Tôi đặt từng bước chân lên từng bậc một, tay nắm vào mọi vật để tìm lại chút hơi xưa. Bác bảo vệ bảo: “Trường ta có cơ sở mới rồi, nơi đây chỉ còn để tổ chức vài buổi lễ kỉ niệm thôi.” Buồn thật. Chiềc bảng xanh này là nơi tôi đã từng viết lắm bài tập, bục giảng này là nơi tôi đã nhiều lần lên giữ lớp. Ngay cả chiếc công tắc điện cũng đã trở thành kỉ niệm buồn cười giữa những ngày thu, trời chút hơi lạnh. Tôi còn nhớ lắm cuộc cãi vả gay gắt chung quanh nó. Đứa này lạnh, đứa kia không, cứ bật với tắt đến nỗi cuối tuần bị mang lên phê bình trước lớp. Tôi nhìn quanh. Chiếc bàn kia rồi. Chiếc bàn này ngày chia tay tôi đã vạch lên đó: NGUYỄN QUỲNH CHI 04-08. Tôi ngồi vào ghế, nhắm mắt lạ, hai bàn tay đan vào nhau. Trong vài giây hình như tôi ngừng thở. Như đang sống lại những phút giây đáng quý của tuổi học trò. Khuôn mặt từng đứa bạn hiện ra rõ ràng và thân thương hơn bao giờ hết. Tôi có cảm giác như thấy thầy lại đứng bên cạnh, gõ đầu tôi, khuôn mặt nửa buồn cười, nửa nghiêm nghị.
Tôi giật bắn cả người khi bị bàn tay ai đó khẽ chạm nhẹ lên vai. Tôi mở mắt ra. Là thầy. Thầy nhìn tôi rồi hỏi: “Chi phải không con?” Trong khoảnh khắc đó tôi không nói nên lời. Chỉ trả lời thầy bằng cái ôm choàng. Tay tôi lạnh nhưng lòng tôi lại ấm, thầy lại gõ nhẹ lên đầu tôi cái gõ nhẹ mà tôi mang theo suốt hai chục năm nay. Vẫn là gương mặt mang vẻ nghiêm nghị và buồn cười trộn lẫn vào nhau. Thầy ngồi xuống kế bên tôi. Lặng thinh. Không ai nói gì cả. Tôi nhìn thầy thật lâu. Trán thầy vẫn cao nhưng hình như đã bị níu lại bởi những nếp nhăn chồng lên nhau. Bàn tay thầy nổi rõ những đường gân xanh. Mà có lẽ điều khác nhất ở thấy là mái tóc - mái tóc muối tiêu. Rồi tôi chợt bàng hoàng nhận ra đó là bụi phấn - thứ thuốc nhuộm đáng sợ nhất. Thầy hỏi tôi: “Con khoẻ không?” Tôi ấp úng: “Thầy nói vể thầy thật nhiều đi thầy. Con chỉ muốn nghe thầy nói”. Thầy cười, kéo tôi đứng dậy. Hành lang trường hiện ra, nhỏ và ấm. Thầy kể
Tưởng tượng hai mươi năm sau em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Bài làm:
Đà Nẵng hiện ra lạ lẫm với tôi quá. Với đứa con gái xa nhà, xa quê hương hai mươi năm thì Đà Nẵng quả thật lạ. Tôi tản bộ trên con đường tấp nập người qua kẻ lại, cảm thấy như lạc lõng giữa dòng người hối hả. Đà Nẵng đã là thành phố công nghiệp hàng đầu đất nước, việc tìm kiếm sự bình yên ở chốn này có lẽ không thể. Nhưng rồi một bóng hình nhỏ bé hiện ra, ấm áp, được gói gọn giữa hàng loạt những ngôi nhà cao lớn. Rất gần gũi, tôi bước vội hơn, va cả vào vài người đi đường mà quên câu xin lỗi. Hình bóng đó hiện ra mỗi lúc một rõ rệt. Và tôi đứng sững lại. Khung sắt đã gỉ nhưng vẫn còn hiện rõ : TRƯỜNG THCS N K
Tôi đứng lặng cả người. Xe cộ qua lại tấp nập. Lá cây reo lên khe khẽ. Tiếng người nói ồn ã. Bình yên quá. Trường tôi. Hai mươi năm, chỉ ba tiềng thôi nhưng đã là quá dài, quá lâu để tôi được nhìn thấy kỷ niệm đáng quý này. Tim tôi đập nhanh, không gian xung quanh như im bặt, tưởng chừng nghe được cả tiếng tim của chính mình. Tôi đi thật chậm, thật khẽ, như là rón rén, đẩy cửa thật nhẹ. Vẫn âm thanh đó, âm thanh mà đôi lần đi trễ tôi đã rất sợ. Nắng của những ngày đầu xuân cố len qua kẽ lá của tán phượng già, điểm lỗ chỗ trên các bức tường đã thấm màu thời gian. Vài đám rêu bám lên chân tường như đang nhấn thêm trong tôi cảm giác tiếc nuối. Hai mươi năm, tôi vô tình quá. Có tiếng nói khàn khàn vang lên bên tai: “Cháu tìm ai à?” Tôi giật cả mình, quay lại. Hình như vẫn là cặp kính vuông trên gương mặt nhuốm màu khắc khổ. Bác bảo vệ già lom khom nhìn tôi. Tôi cười, môi rung lên: “Cháu về thăm trường ạ!” Bác khẽ gật đầu, cười nhẹ với tôi. Gió. Lắc rắc mưa bụi. Cơn mưa đầu xuân se se lạnh. Đậu nơi khoé mắt vài giọt mưa, tôi chợt thấy lòng mình đau nhói. Nơi đã nuôi dưỡng tôi suốt ba năm cuối cấp II vậy mà tôi lại vô tình để nó cuốn theo dòng thời gian vội vã. Tôi đặt từng bước chân lên từng bậc một, tay nắm vào mọi vật để tìm lại chút hơi xưa. Bác bảo vệ bảo: “Trường ta có cơ sở mới rồi, nơi đây chỉ còn để tổ chức vài buổi lễ kỉ niệm thôi.” Buồn thật. Chiềc bảng xanh này là nơi tôi đã từng viết lắm bài tập, bục giảng này là nơi tôi đã nhiều lần lên giữ lớp. Ngay cả chiếc công tắc điện cũng đã trở thành kỉ niệm buồn cười giữa những ngày thu, trời chút hơi lạnh. Tôi còn nhớ lắm cuộc cãi vả gay gắt chung quanh nó. Đứa này lạnh, đứa kia không, cứ bật với tắt đến nỗi cuối tuần bị mang lên phê bình trước lớp. Tôi nhìn quanh. Chiếc bàn kia rồi. Chiếc bàn này ngày chia tay tôi đã vạch lên đó: NGUYỄN QUỲNH CHI 04-08. Tôi ngồi vào ghế, nhắm mắt lạ, hai bàn tay đan vào nhau. Trong vài giây hình như tôi ngừng thở. Như đang sống lại những phút giây đáng quý của tuổi học trò. Khuôn mặt từng đứa bạn hiện ra rõ ràng và thân thương hơn bao giờ hết. Tôi có cảm giác như thấy thầy lại đứng bên cạnh, gõ đầu tôi, khuôn mặt nửa buồn cười, nửa nghiêm nghị.
Tôi giật bắn cả người khi bị bàn tay ai đó khẽ chạm nhẹ lên vai. Tôi mở mắt ra. Là thầy. Thầy nhìn tôi rồi hỏi: “Chi phải không con?” Trong khoảnh khắc đó tôi không nói nên lời. Chỉ trả lời thầy bằng cái ôm choàng. Tay tôi lạnh nhưng lòng tôi lại ấm, thầy lại gõ nhẹ lên đầu tôi cái gõ nhẹ mà tôi mang theo suốt hai chục năm nay. Vẫn là gương mặt mang vẻ nghiêm nghị và buồn cười trộn lẫn vào nhau. Thầy ngồi xuống kế bên tôi. Lặng thinh. Không ai nói gì cả. Tôi nhìn thầy thật lâu. Trán thầy vẫn cao nhưng hình như đã bị níu lại bởi những nếp nhăn chồng lên nhau. Bàn tay thầy nổi rõ những đường gân xanh. Mà có lẽ điều khác nhất ở thấy là mái tóc - mái tóc muối tiêu. Rồi tôi chợt bàng hoàng nhận ra đó là bụi phấn - thứ thuốc nhuộm đáng sợ nhất. Thầy hỏi tôi: “Con khoẻ không?” Tôi ấp úng: “Thầy nói vể thầy thật nhiều đi thầy. Con chỉ muốn nghe thầy nói”. Thầy cười, kéo tôi đứng dậy. Hành lang trường hiện ra, nhỏ và ấm. Thầy kể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Nha
Dung lượng: 33,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)