Ngoại khóa biển đảo

Chia sẻ bởi Đinh Thị Lợi | Ngày 28/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Ngoại khóa biển đảo thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

A. GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO VIỆT NAM
Bảo Thuận ngày 30 tháng 10 năm 2014
BIỂN - ĐẢO VIỆT NAM
Chủ đề 1: Biển Đông và vùng biển Việt Nam.
Biển Đông.
Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
Vùng biển Việt Nam.
Chủ đề 2:Tài nguyên và khai thác tài nguyên biển đảo Việt Nam.
Tài nguyên biển Việt Nam.
Khai thác tài nguyên biển.
Chủ đề 3: Bảo vệ môi trường biển – đảo Việt Nam.
Môi trường biển.
Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển – đảo.
Bảo vệ môi trường biển.
Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển và thiên tai.
CHỦ ĐỀ 1: BIỂN ĐÔNG
VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
1. Biển Đông:
a.Vị trí, giới hạn
- Vị trí:
- Diện tích 3.447nghìn km2
- Là biển lớn thứ 3 TG
- Có 9 quốc gia nằm ven bờ biển đông…., là biển tương đối kín

Cao Văn Trọng, Bí Thư HU Ba Tri - 0913965309
Biển Đông
Việt Nam
Trung Quốc
Malaysia
Singapore
Campuchia
Thailand
Brunei
Philippine
Indonesia
b. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình: Biển Đông có địa hình phức tạp. Độ sâu trung bình là 1140m, nơi sâu nhất đạt 5559m, nơi nông nhất trong KV vịnh BB và vịnh T.Lan
- Khí hậu: Biển Đông mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ cao, tăng dần từ Bắc xuống Nam, có sự thay đổi theo vĩ độ và theo mùa. Biển Đông có nhiều bão
- Độ mặn TB: của nước Biển Đông dao động từ 32 - 33%o có sự thay đổi theo mùa
2. Ý nghĩa của Biển Đông
Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng đối với nhiều quốc gia trên thế giới
*Về tiềm năng kinh tế:
- Về thủy sản: tiềm năng lớn, giàu thành phần loài
- Về khoáng sản: phong phú (ôxit ti tan, cát thủy tinh, dầu mỏ, khí đốt…) đặc biệt là dầu mỏ.



*Vị trí địa chính trị của Biển Đông: Rất quan trọng
BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN
VIỆT NAM
3. Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển:
Giai đoạn trước thế kỷ 20.
Giai đoạn đầu thế kỷ 20.
Luật Biển năm 1958.
Luật Biển năm 1960.
Luật Biển năm 1982.
Trước thế kỷ 20:Mỗi quốc gia được hưởng vùng đặc quyền 3 hải lý.
Đầu thế kỷ 20: Ngày càng nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền trên biển, Liên hiệp quốc tổ chức hội nghị ở Lahay – Hà Lan nhưng không đi đến thỏa thuận
Năm 1945: Chính phủ Hoa Kỳ mở rộng quyền kiểm soát nguồn tài nguyên biển trên toàn bộ vùng thềm lục địa của mình. Một số quốc gia khác như Achentia, Chile, Peru, Ecuado tuyên bố mở rộng vùng chủ quyền ra tới 200 hải lý. Nhiều nước khác cũng tuyên bố vùng chủ quyền ở những khoảng cách khác nhau.
Năm 1956: Hội nghị lần thứ I về Luật Biển tại Genever – Thụy Sỹ họp trong 2 năm, đến năm 1958 cho ra đời Luật Biển I.
Năm 1960: Hội nghị lần thứ II về Luật Biển kéo dài 6 tuần nhưng không đạt được sự thỏa thuận nào.
Năm 1973: Hội nghị lần thứ III về Luật Biển tại New Yoc – Hoa Kỳ, kéo dài 9 năm, có 160 nước tham dự, cho ra đời Luật Biển III, được ký kết năm 1982, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/ 11/ 1994.
NỘI DUNG CHÍNH LUẬT BIỂN 1982
Những quy định liên quan đến tự do hàng hải quốc tế.
Các quy tắc ứng xử đối với vùng biển bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế.
Quy định về biển – đảo, việc sử dụng vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia.
Vấn đề khai thác các nguồn tài nguyên biển, trong đó quan trọng nhất là khai thác khoáng sản dưới đáy đại dương và đánh bắt hải sản trong hải phận quốc tế.
4. VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Rộng khoảng 1 triệu km2.
Có sự chồng lấn với vùng biển của một số nước trong khu vực.
Gồm khoảng 4000 hòn đảo gần bờ và xa bờ.
Có 2 quần đảo lớn, xa bờ: Hoàng Sa và Trường Sa.
Các vùng biển và thềm lục địa
Theo công ước 1982, một quốc gia ven biển sẽ có 5 vùng biển là:
Nội thủy
Lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng đặc quyền kinh tế
Thềm lục địa
Các vùng biển quốc gia của Việt Nam
theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982


Vùng nước phía trong đường cơ sởvà giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.
Lãnh hải nước ta có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lí.
Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và có bề rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Trong vùng biển này, nước ta có hai quyền là ngăn ngừa và trừng trị đối với các vi phạm trong 3 lĩnh vực nhập cư, thuế khóa, y tế xảy ra trong lãnh thổ, lãnh hải của mình.
Là đáy biển và lòng đất dưới đáy thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục đại cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa được mở rộng ra đến 200 hải lí
Là vùng biển tiếp liền với lãnh hải nước ta, hợp với lãnh hải thành 1 vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Đây là 1 vùng biển có chế độ pháp lí đặc thù. Việt Nam có chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật ở vùng nước đáy biển và vùng đất dưới đáy, đối với mọi hành vi thăm dò, khai thác vì mục đích kinh tế .
Đảo và quần đảo trong vùng biển Việt Nam
Trên vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.
Về mặt hành chính, nhiều vùng đảo được tổ chức thành các huyện đảo. Đến năm 2006, nước ta có 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh và thành phố:
H.Đ.VÂN ĐỒN
H.Đ.CÔ TÔ
H.Đ.CÁT HẢI
H.Đ.BẠCH LONG VĨ
H.Đ.CỒN CỎ
H.Đ.HOÀNG SA
H.Đ.LÝ SƠN
H.Đ.TRƯỜNG SA
H.Đ.PHÚ QUÝ
H.Đ.CÔN ĐẢO
H.Đ.PHÚ QUỐC
H.Đ.KIÊN HẢI
CÁC QUẦN ĐẢO
HOÀNG SA – TRƯỜNG SA
a, Hoàng Sa:
Nằm trong khoảng vĩ độ 15045’ – 17015’B, kinh độ 1110 – 1130Đ, án ngữ ngang cửa vịnh BB, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý, cách đảo Hải Nam 140 hải lý. Gồm hơn 30 hòn đảo, bãi đá ngầm, cồn san hô, bãi cát trên diện tích khoảng 15 nghìn km2 được chia thành hai nhóm:
- Phía Đông là nhóm An Vĩnh gồm 8 đảo nhỏ. Lớn nhất là đảo Phú Lâm.
- Phía Tây là nhóm Lưỡi Liềm gồm 15 đảo nhỏ, lớn nhất là đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa
Hoàng Sa
Chào cờ chủ quyền trên H.Sa
CÁC QUẦN ĐẢO
HOÀNG SA – TRƯỜNG SA
b,Trường Sa:
- Nằm ở P.ĐN nước ta trong khoảng vĩ độ 6050’–120B, kinh độ 113030’ – 117020’Đ, cách Vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý, cách đảo Hải Nam trên 600 hải lý, cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý.
- Gồm 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô trên vùng biển rộng 160.000 km2.
Quần đảo Trường Sa
Một số hình ảnh về Trường Sa
Đảo Ba Bình
Đảo Trường Sa Lớn
Hải đăng Đá Tây và đảo chìm Đá Tây
Cột mốc chủ quyền trên đảo Phan Vinh
Bãi biển đảo An Bang
CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN CÁC ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA.
Trong các tư liệu cổ của Việt Nam:
Văn bản, bản đồ, khảo cổ… đều đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chào cờ chủ quyền trên đảo Hoàng Sa

Tờ tâu của Bộ Công đệ trình lên vua Thiệu Trị năm 1847



Đại Nam nhất thống chí
Đây là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838 (trong Đại Nam Nhất thống toàn đồ).
Trên bản đồ có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Bia chủ quyền do Pháp dựng năm 1938
Bia chủ quyền Việt Nam dựng trên đảo Trường Sa - quần đảo Trường Sa (1961)
Cột mốc chủ quyền trên đảo Nam Yết (Trường Sa) do Chính quyền Sài gòn cũ xây dựng năm 1956.
BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN
VIỆT NAM
Yêu sách về đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông:
Bao chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Bao chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông
Bản đồ tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong biển Đông
CH: / Biển Đông phần thuộc chủ quyền Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu?
A_3 triệu km2
B_2 triệu km2
C_1 triệu km2
D_4 triệu km2

CH: Bờ biển nước ta dài?
A_2260km
B_3260km
C_4260km
D_5360km
CH: Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trực thuộc tỉnh, thành phố nào?
A_Đà Nẵng, Khánh Hòa
B_Hải Phòng, Bình Định
C_Đà Nẵng, Bình Định
D_Nha Trang, Bình Thuận
CH: / Nước ta có khoảng trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh:
A_Quảng Ninh, Quảng Bình, Bình Định, Cà Mau
B_Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ninh
C_Hải Phòng, Quảng Ngãi, Nghệ An, Quảng Nam
D_Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang
CH: Biển Đông phần thuộc Việt Nam có hai vịnh lớn là:
A_Vịnh Bắc Bộ và vịnh Hạ Long
B_Vịnh Cam Ranh và vịnh Thái Lan
C_Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
D_Vịnh Cam Ranh và vịnh Hạ Long
Với diện tích lớn gấp >3 lần so với phần đất liền, vậy biển đem lại cho chúng ta ta những gì ? Biển có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?
=> Chủ đề 2
CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN VÀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Tài nguyên biển – đảo Việt Nam.
Khai thác tài nguyên biển Việt Nam.
1. TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM
a, Tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên thực vật: Phong phú, đa dạng
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
+ Rong biển.
+ Cỏ biển, tảo biển.


1. TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM
a, Tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên thực vật.
Tài nguyên động vật:
+ Cá biển và các loài giáp xác nhuyễn thể.
+ Bò sát.
+ Chim biển.
+ San hô.

1. TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM
b, Tài nguyên khoáng sản: Phong phú
+ Dầu khí.
+ Muối.
+ Titan.
+ Đất hiếm.
+ Photphorit.
+ Cát thủy tinh.
1. TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM
c, Tiềm năng phát triển giao thông vận tải biển.
Nhiều vũng vịnh.
Gần đường hàng hải quốc tế.
d, Tài nguyên du lịch biển.
Bãi tắm.
Cảnh đẹp.
Các đảo
BÌNH MINH TRÀ CỔ
VỊNH HẠ LONG
CÔ TÔ – QUẢNG NINH
Bạch Long Vĩ – Hải Phòng
CỒN CỎ - QUẢNG TRỊ
BÃI BIỂN CẢNH DƯƠNG (TT- H)
VỊNH LĂNG CÔ (TT-H)
SƠN TRÀ - ĐÀ NẴNG
BÌNH TIÊN - NINH THUẬN
BÃI BIỂN NINH CHỮ PHAN RANG – NINH THUẬN
HOÀNG HÔN Ở MŨI NÉ – BÌNH THUẬN
BIỂN QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH
GHỀNH RÁNG – QUI NHƠN
BIỂN ĐẠI LÃNH – PHÚ YÊN
Vịnh Vân Phong – Khánh Hòa
CAM RANH – KHÁNH HÒA
LONG HẢI – BÀ RỊA VŨNG TÀU

CÔN ĐẢO – BÀ RỊA VŨNG TÀU
Đảo Phú Quốc nhìn từ trên cao
Đảo Phú Quốc nhìn từ một góc nhỏ
2. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN
a, Những thành tựu.
b, Những tồn tại.
c, Chiến lược phát triển.
2. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN
a, Những thành tựu.
Đóng góp ngày càng lớn trong GDP.
Trong khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản.
Trong khai thác dầu khí.
Trong các ngành kinh tế biển khác.
Một số hình ảnh đánh bắt, nuôi trồng chế biến hải sản
Đánh bắt
Nuôi trồng
Chế biến
1- Khai thác,nuôi trồng và chế biến hải sản:
2. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN
b, Những tồn tại.
- Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu.
- Đầu tư tràn lan, phát triển kém hiệu quả, thiếu bền vững.
- Trình độ khai thác lạc hậu.
2. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIỂN
c, Chiến lược phát triển kinh tế biển.
* Mục tiêu tổng quát
* Mục tiêu cụ thể
Xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về kinh tế biển.
Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Kết hợp kinh tế biển với kinh tế nội địa.
Mở cửa, hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển.
5/ Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên vào năm:
A_1992
B_1994
C_1996
D_1998
CH: / Các địa danh như: Hòn Rơm, Mũi Né thuộc tỉnh nào sau đây?
A_Quảng Nam
B_Quảng Ngãi
C_Ninh Thuận
D_Bình Thuận
CH: Nghề làm muối phát triển nhất ở vùng nào?
A_Vùng đồng bằng sông Hồng
B_Vùng Bắc Trung Bộ
C_Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
D_Vùng đồng bằng sông Cửu Long
CH: Khoáng sản quan trọng nhất của biển Đông nước ta là:
A_Cát trắng
B_Titan
C_Dầu mỏ
D_Sắt
CH: Những thùng dầu đầu tiên ở Việt Nam được khai thác tại mỏ nào?
A_Bạch Hổ
B_Hồng Ngọc
C_Rạng Đông
D_Đại Hùng
13/ Tỏi được trồng nhiều nhất ở đảo:
A_Côn Đảo
B_Lý Sơn
C_Phú Quý
D_Phú Quốc
Với nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, đang được khai thác =>môi trường của các vùng biển Việt Nam có bị ô nhiễm không?
- Dấu hiệu của sự ô nhiễm ?
- Nguyên nhân?
Giải pháp?
=> Chủ đề 3
CHỦ ĐỀ 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
1. Môi trường biển.
2. Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển - đảo.
3. Bảo vệ môi trường biển.
4. Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển và thiên tai
1. MÔI TRƯỜNG BIỂN
- Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống, có tác động lớn tới kinh tế và đời sống ND.
- Môi trường biển bao gồm:
+ Các yếu tố tự nhiên như nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển;
+ Các yếu tố vật chất nhân tạo: công trình XD, các cơ sở SX ven biển và trên biển (đê, kè, cảng, dàn khoan dầu khí...)
Môi trường biển, đảo rất nhạy cảm, không thể chia cắt => Một vùng bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và đảo xung quanh
2. CÁC NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM VÀ
HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO
a, Các nguy cơ có nguồn gốc tự nhiên.
- Hiện tượng biển tiến, biển lùi.
- Bão biển, nước dâng.
- Tràn dầu tự nhiên.
- Sóng thần.

2. CÁC NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM VÀ
HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
b,Các nguy cơ có nguồn gốc do con người.
- Đổ thẳng chất thải ra biển.
- Các chất thải từ tầu thuyền, từ các công trình xây dựng trên biển.
- Ô nhiễm không khí.
- Chặt phá rừng ngập mặn ven biển.

3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
Chống ô nhiễm và suy thoái môi trường biển.
Phục hồi và cải tạo môi trường biển.
Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.
Bảo vệ đa dạng sinh học biển.
? Lâm Đồng là địa phương không giáp biển, theo các em: Có cần quan tâm tới việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo không ? Bằng cách nào để tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo ?
4. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ THIÊN TAI.
a. Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển:
* Cần làm tốt công tác tuyên truyền
- Kẻ, vẽ, treo các khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ môi trường biển đảo.
- Phát thanh, tuyên truyền, phát tờ rơi về bảo vệ môi trường biển đảo tại các khu dân cư.
- Tổ chức và tham gia các cuộc thi sáng tác các tác phẩm báo chí; các loại hình văn học, nghệ thuật của Trung ương và địa phương về chủ đề bảo vệ môi trường biển đảo.
- Tổ chức và tham gia vào các hoạt động xã hội, các cuộc triển lãm, trưng bày; các cuộc biểu diễn nghệ thuật về bảo vệ môi trường biển đảo ở địa phương.
- Tuyên truyền, giáo dục cho HS về chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển, đảo và sự toàn vẹn lãnh thổ
4. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ THIÊN TAI.
* Khi đi thực tế, thăm quan vùng biển đảo
- Chú ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường nước biển, bãi biển…
Tố giác với các cơ quan chức năng các vi phạm làm ô nhiễm môi trường biển của các cá nhân, tập thể.
=> Bảo vệ môi trường biển đảo là trách nhiệm của mọi. Mỗi cá nhân, cơ sở GD ở mỗi địa phương cần tích cực tham gia vào công cuộc đó bằng những hành động thiết thực.
SÓNG THẦN Ở NAM Á THÁNG 12 NĂM 2004
Hậu quả của triều cường
CH: Các loại thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là:
A_Lũ quét
B_Bão
C_Sóng thần
D_Nước dâng
CH: / Hiện tượng “thủy triều đen” trên biển là do:
A_Phân hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trong đất liền
B_Nước thải của các nhà máy chưa qua xử lí
C_Váng dầu (rò rỉ ống dẫn dầu, tai nạn đắm tàu chở dầu,…)
D_ Rác thải từ các khu du lịch biển
CH: / Hiện tượng “thủy triều đỏ” trên biển là do:
A_Phân hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trong đất liền
B_Nước thải của các nhà máy chưa qua xử lí
C_Váng dầu (rò rỉ ống dẫn dầu, tai nạn đắm tàu chở dầu)
D_ Rác thải từ các khu du lịch biển
CH: / Những thành phố cảng nào bị ô nhiễm nặng nhất ở Việt Nam?
A_Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu
B_Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu
C_Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Nha Trang
D_Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang
CH: Để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước cần:
A. đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ.
B. thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt.
C. sử dụng lưới mắt to để đánh bắt ven bờ.
D. hạn chế việc đánh bắt mang tính hủy diệt.
CÁM ƠN CÁC EM ĐÃ THAM GIA ĐẦY ĐỦ TIẾT NGOẠI KHÓA!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Lợi
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)