My Hao

Chia sẻ bởi Đỗ Thùy Dung | Ngày 28/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: My Hao thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

MỸ HÀO
Nội dung:
Vị trí địa lí
Lịch sử
Danh nhân
Văn hóa- Xã hội
Giáo dục
Vị trí địa lí:
-Là huyện phía đông bắc tỉnh Hưng Yên
-Là huyện thuộc đồng bằng bắc bộ. Phía bắc giáp văn lâm, phía tây giáp yên mỹ, phía nam giáp ân thi, phía dông giáp hải dương
-Trên địa bàn huyện có sông Bần, sông Bắc Hải Hưng, sông Cẩm Xá
-Dân số theo thống kê năm 1999 là 81200 người
Lịch sử:
Thời Văn Lang - Âu Lạc, vùng đất Mỹ Hào thuộc bộ Dương Tuyền (Thanh Tuyền). Thời kỳ Bắc thuộc toàn bộ nước Âu Lạc được chia thành các quận huyện: thời Tần (221 - 206 trước Công Nguyên) vùng Mỹ Hào thuộc quận Nam Hải; thời Hán (206 trước Công nguyên- 195 sau công nguyên) vùng Mỹ Hào thuộc quận Giao Chỉ; thời nhà Ngô thuộc quận Giao Châu; thời nhà Đường (618 - 917) đặt Hải Môn Trấn (gọi là Hồng Châu); thời nhà Minh thuộc phủ Lạng Giang. Vùng đất Hải Dương lúc bấy giờ gồm 3 châu, trong đó có châu Thượng Hồng gồm 3 huyện là: Đường Hào, Đông Yên, Đa Cẩm. Đến thời Trần, Châu Thượng Hồng thuộc Hồng lộ. Theo “Đại Nam nhất thống chí” thì Đường Hào là tên huyện từ thời Trần trở về trước; đời Lê Quang Thuận thứ X (1469) tách làm huyện, lệ vào phủ Thượng Hồng (nay thuộc Bình Giang). Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), Hải Dương được chia làm 4 đạo, vùng đất Mỹ Hào thuộc đạo Thượng Hồng. Đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), đạo Thượng Hồng đổi thành phủ Bình Giang, gồm địa phận các huyện Đường Hào, Bình Giang, Cẩm Giàng.
 Sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975), Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng cấp huyện trở thành đơn vị kinh tế công - nông nghiệp để đẩy mạnh việc thực hiện 3 cuộc cách mạng ở nông thôn. Ngày 11-3-1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 58/CP, hợp nhất một số huyện của Hải Hưng, trong đó huyện Văn Lâm và Mỹ Hào hợp nhất thành huyện Văn Mỹ. Tiếp đó, ngày 24-3-1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 70/CP, điều chỉnh lại địa giới của 13 huyện thuộc tỉnh Hải Hưng và hợp nhất thành 7 huyện mới. Huyện Văn Mỹ nhập thêm 14 xã của huyện Văn Yên, lấy tên là Mỹ Văn, huyện lỵ đặt ở trung tâm của huyện là Phố Nối (Mỹ Hào).
Trong những năm gần đây, để phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới, tên gọi và địa giới của các huyện trong tỉnh tiếp tục được điều chỉnh. Thực hiện Nghị định số 60/CP ngày 24-7-1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, tách huyện Mỹ Văn, tái lập huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ. Ngày 1-9-1999, huyện Mỹ Hào chính thức được tái lập, trụ sở đặt tại thị trấn Bần Yên Nhân.
 

Danh nhân
Nguyễn Trung Ngạn (1289–1370), tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Ông là một nhà chính trị, một đại thần có tài, được xếp vào hàng "Người phò tá có công lao tài đức đời Trần". Cùng với Nguyễn Trung Ngạn là Trần Quang Khải, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh,Đoàn Nhữ Hài, Trần Thì Kiến, Phạm Tông Mại, Trần Nguyên Đán

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20
Vũ Duy Chí (1604-1678)quê ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay là huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Thiện Thuật, quê làng Xuân Dục huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên), là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy.
Nguyễn Lân (1906-2003) là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã cống hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam và là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.
Văn hóa- Xã hội
Làng nghề truyền thống:
Trên địa bàn huyện có 4 làng nghề tương đối phát triển đó là: nghề sản xuất đồ mộc dân dụng ở thôn Phúc Thọ xã Hoà Phong, nghề sản xuất vôi ở thôn Thịnh Vạn xã Minh Đức; nghề sản xuất và chế biến thực phẩm ở thôn Lỗ Xá xã Nhân Hoà, nghề sản xuất Tương Bần ở thôn Cộng Hoà thị trấn Bần Yên Nhân. Trong đó đáng chú ý là nghề sản xuất tương Bần truyền thống đã nổi tiếng cả nước, trở thành sản phẩm hàng hoá thực sự.
Văn hóa- Xã hội
Về sinh hoạt tôn giáo, ở Mỹ Hào có cả Phật giáo và Thiên chúa giáo, song Phật giáo chiếm ưu thế. Là địa bàn tiếp giáp với khu vực Chùa Dâu (Thuận Thành, Hà Bắc) - nơi Phật giáo xuất hiện đầu tiên ở nước ta, nên Mỹ Hào sớm có điều kiện tiếp thu đạo Phật. Với mật độ chùa khá lớn, hầu như làng nào cũng có chùa cổ, đã cho phép khẳng định đạo Phật được du nhập vào Mỹ Hào từ rất sớm. Hầu như làng xã nào cũng có đình, chùa. Hàng tháng, vào các ngày rằm, mồng một, nhân dân đi chùa lễ Phật mong muốn cho tâm mình luôn trong sáng, tránh mọi điều ác. Đình, chùa,... không chỉ đơn thuần là những nơi thờ tự, sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá, mà còn là những công trình kiến trúc và điêu khắc thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người dân địa phương. Đạo Thiên chúa du nhập vào Mỹ Hào muộn, số lượng tín đồ không nhiều, chỉ có một số ít gia đình ở xóm đạo và một nhà thờ nhỏ ở thôn Đào Du, xã Phùng Chí Kiên. Nhìn chung, nhân dân trong huyện dù có đạo hay không có đạo đều đoàn kết, gắn bó với nhau, sống tốt đời đẹp đạo, cùng nhau xây đắp, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.
Giáo dục
Hàng năm, huyện có nhiều học sinh giỏi đạt giải cao trong các kì thi các cấp
Huyện cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh và giáo viên
Huyện cũng là nơi đạt cơ sở của một số trường ĐH, CĐ
Trường cao đẳng bách khoa Hưng Yên
Trường ĐH sư phạm kĩ thuật Hưng Yên
Trường CĐ nghề dịch vụ hàng không
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi bài trình chiếu của chúng em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thùy Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)