KNS

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Hồng | Ngày 10/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: KNS thuộc Tự nhiên và Xã hội 2

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I/QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG

Là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người ,khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với XH ,khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

- Có nhiều tên gọi khác nhau của KNS,ví dụ KN tâm lý XH ,KN cá nhân,lĩnh hội và tư duy.Một KN cũng có nhiều tên gọi khác nhau như KN hợp tác (KN làm việc theo nhóm) ; KN kiểm soát cảm xúc(KN xử lý cảm xúc ,KN làm chủ cảm xúc) ; KN thương lượng (KN đàm phám,KN thương thuyết).

- KNS không phải tự nhiên mà có được mà HT dần trong quá trình HT ,lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống.Quá trình HT KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
- KNS : + Vừa mang tính cá nhân. Vì đó khả năng của cá nhân
+ Vừa mang tính XH .Vì đó khả năng của cá nhân Vì KNS phụ thuộc vào các GĐ phát triển của XH,chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của GĐ ,cộng đồng ,dân tộc.
II/ PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG:

Theo mối quan hệ :
+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình ,bao gồm các KNS như :Tự nhận thức,xác định giá trị ,ứng phó với căng thẳng,tìm kiếm sự hộ trợ,tự trọng ,tự tin

+ Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: Giao tiếp có hiệu quả,giải quyết mâu thuẫn ,thương lượng,từ chối ,bày tỏ sự thông cảm,hợp tác…..

+ Nhóm các KN ra quyết định một cách có hiệu quả : Tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán ,tư duy sáng tạo, ra quyết định ,giải quyết vấn đề….
=> Các KNS không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau.
III/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GDKNS CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.

KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách. Giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp. Thành công trong cuộc sống của cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.

KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triễn của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề của xã hội và quyền con người.

Việc giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục KNS còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền xã hội, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
2. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.

Các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, người sẽ quyết định sự phát triễn của đất nước torng những năm tới. Là lứa tuổi đang được hình thành giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động.

Vì vậy việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.
3. Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới GD phổ thông.

Đảng ta đã xác định còn người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triễn toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng.

Mục tiều của GDPT là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Như vậy, mục tiêu của GDPT đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn.
4. Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên TG quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thực hiện theo ba hình thức:
- KNS là môn học riêng biệt
- KNS được tích hợp vào một vài môn học chính.
- KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình
IV ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

1. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu: Học để biết, học để làm, học đề tự khẳng định và học để cùng chung sống

Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày.

Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông.

2.1 Tương tác
2.2 Trải nghiệm
2.3 Tiến trình
2.4 Thay đổi hành vi
2.5 Thời gian – môi trường giáo dục
3 Nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông
3.1 Kĩ năng tự nhận thức

Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình
Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thế cảm thông được với người khác.
Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế đặc biệt là qua giao tiếp với người khác.
3.2 Kĩ năng xác định giá trị


Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó.

KN xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. KN xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. KN này còn giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác.

Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc và giáo dục, vào nền văn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.
3.3 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
3.4 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng

Kĩ năng ứng phó với căn thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người:

- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng
- Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân.
- Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

Kĩ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các KNS khác như: KN tự nhận thức, KN xử lí cảm xúc, KN giao tiếp, tư duy sáng tạo, KN tìm kiếm sự giúp đỡ và KN giải quyết vấn đề.

3.5 KN tìm kiếm sự hỗ trợ
- Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ
- Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy
- Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó
- Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp
- Cư xử đúng mực và tự tin
- Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn
- Giữ bình tĩnh khi gặp sự đối xử thiếu thiện chí
quan
- Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác, người khác
- Giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt sự căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc
- Giúp cá nhân ko cảm thấy đơn độc, bi
3.6 KN thể hiện sự tự tin
- Tự tin là có niềm tin vào bản thân: tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ
- Giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ về ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thề hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
- Là yếu tố quan trong cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
3.7 KN giao tiếp
- Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa.
- Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm
- Giúp chung ta có các mối quan hệ tốt đẹp và tích cực với người khác
- Là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc.
3.8 KN lắng nghe tích cực

- Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của KN giao tiếp.
- KN lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến cùa người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác cùa họ hiệu quả hơn.
3.9 KN thể hiện sự cảm thông

- Là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình
- Có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội
3.10 KN thương lượng

- Thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó
3.11 KN giải quyết mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó
- KN giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhân thức được nguyên nhân gây ra sản sinh ra mâu thuẫn và giải quyết nó với thái độ tích cực, ko dùng bạo lực, thỏa mãn nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình
- Yêu cầu trước hết của kĩ năng này là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân gây nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất
3.12 KN hợp tác
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- KN hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm
- Giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột trong quan hệ với người khác
3.13 KN tư duy phê phán

- Là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,… xảy ra.
- KN này rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp.

3.14 KN tư duy sáng tạo

- Là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương pháp mới, cách sắp xếp và tổ chức mới
- Giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng, biết cách phán đoán và thích nghi

3.15 KN ra quyết định và giải quyết vấn đề

- Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời
- KN này rất cần thiết trong cuộc sống, giúp con người có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống

3.16 KN giải quyết vấn đề

- Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống
3.17 KN kiên định
- Là khả năng con người nhân thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó.
- Kiên định khác với chiến thắng
- Nó cũng khác với phục tùng
- Khi cần kiên định trước một tình huống
+ Nhận thức được cảm xúc của bản thân
+ Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng
+ Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, lời nói hoặc hành động mang tính tích cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin
- KN kiên định sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh
3.18 KN đảm nhận trách nhiệm

- Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm

3.19 KN đặt mục tiêu

- Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nào đó
- Là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó
KN đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu của mình

3.20 KN quản lí thời gian
- Là khả năng của con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định
Quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng trong nhóm kĩ năng làm chủ bản thân. Quản lí thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân và của nhóm

3.21 KN tìm kiếm và xử lí thông tin

- Nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông tập trung vào các kĩ năng tâm lí – xã hội là những kĩ năng được vân dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống

- Học tập các KN phải gắn kết và đồng hành với việc hình thành các KN học tập
Nội sung giáo dục KN cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. - - Ngoài các KN cơ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phương, GV có thể lựa chọn thêm một số KN khác để giáo dục chọ HS của trường, lớp mình cho phù hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Hồng
Dung lượng: 789,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)