Kiến thức cơ bản HKI tin 8

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Dung | Ngày 14/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Kiến thức cơ bản HKI tin 8 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG TRỌNG TÂM
PHẦN LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN (HKI)
Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính.
Để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa ra cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ thực hiện lần lượt các lệnh đó.
Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, tự động.
Các công việc con người muốn máy tính thực hiện rất đa dạng và phức tạp, một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn cho máy tính. Vì thế việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn. Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải các bài toán cụ thể.
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
Chương trình dịch là chương trình có vai trò chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
Việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm hai bước:
B1: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.
B2: Dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình.
Từ khóa:
Program: khai báo tên chương trình.
Uses: khai báo các thư viện.
Begin, end: cho biết điểm bắt đầu và kết thúc của phần thân chương trình.
Tên: quy tắc đặt tên:
Không trùng với từ khóa.
Các đại lượng khác nhau phải đặt tên khác nhau.
Trong Pascal: Tên không được bắt đầu bằng chữ số, không chứa khoảng trắng và chỉ sử dụng các chữ cái, chữ số và dấu “_” để đặt tên.
Một chương trình thường có hai phần: phần khai báo và phần thân chương trình, phần thân chương trình bắt buộc phải có, nếu có phần khai báo thì phần khai báo phải được đặt trước phần thân chương trình.
Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal.
Các bước thực hiện:
Khởi động Turbo Pascal.
Soạn thảo chương trình.
Lưu chương trình: F2
Dịch chương trình: Alt + F9.
Chạy chương trình: Ctrl + F9.
Xem kết quả: Alt + F5.
Thoát khỏi chương trình: Alt + X.
Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
Lệnh kết thúc chương trình là End. (có dấu chấm), mọi thông tin đứng sau lệnh này bị bỏ qua trong quá trình dịch chương trình.
Dấu chấm phẩy (;) trong Pascal được dùng để ngăn cách các câu lệnh.
Lệnh Writeln in thông tin ra màn hình và đưa con trỏ xuống dầu dòng tiếp theo. Thông tin in ra có thể là văn bản, có thể là số, nếu là văn bản phải được đặt trong cặp dấu nháy đơn (Ví dụ: ‘chao cac ban’), nếu in ra nhiều kiểu dữ liệu thì các kiểu dữ liệu phải cách nhau bởi dấu phẩy (,)
Lệnh Write tương tự như Writeln, nhưng không đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.
Câu lệnh Clrscr dùng để xóa màn hình và chỉ sử dụng được khi đã khai báo thư viện Crt. Thư viện Crt chứa các lệnh viết sẵn dùng để thao tác với màn hình và bàn phím.

Bài tập:
Bài 1: Viết chương trình in ra màn hình điểm kiểm tra chất lượng đầu năm các môn toán, văn, anh văn của em.
Bài 2: Viết chương trình in ra màn hình tháp số nguyên sau:
a) 1 b) 1 2 3 4 5
1 2 1 2 3 4
1 2 3 1 2 3
1 2 3 4 1 2
1 2 3 4 5 1

Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu.
Một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập tình Pascal:

Tên kiểu
Phạm vi giá trị

Byte
Các số nguyên từ 0 đến 255.

Integer
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 – 1.

Real
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng
2,9 x 10-39 đến 1,7 x 1038 và số 0.

Char
Một kí tự trong bảng chữ cái.

String
Xâu kí tự, tối đa gồm 255 ký tự.

Longint
Số nguyên trong phạm vi từ -231 đến 231 – 1.


Các phép toán với dữ liệu kiểu số:
Quy tắc tính các biểu thức số học:
Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên;
Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Dung
Dung lượng: 100,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)